AMM liệu có còn là lựa chọn tốt cho các Sàn Quyền chọn?
AMM đặc biệt bị hạn chế bởi thông lượng thấp, khó sử dụng rộng rãi
Các sàn DEX liệu có nên dùng AMM?!
Theo các tài liệu ban đầu, AMM (Automated Market Maker), hay Công cụ tạo lập thị trường tự động là một khái niệm được khởi xướng trong quá trình phát triển DeFi (Tài chính phi tập trung) và thường được các sàn DEX (Sàn giao dịch phi tập trung - Decentralized Exchange) ngày nay áp dụng.
Về bản chất, AMM mang phương thức giao dịch đơn nhất (ví dụ như Uniswap) giúp người dùng đặt lệnh mua / bán các tài sản cơ sở dựa trên việc định giá theo thuật toán nhất định. Mỗi tài sản sẽ được giao dịch theo cặp, bao gồm 2 nhóm (hay thuật ngữ thường dùng là pool) dành cho Base Asset và pool dành cho Quote Asset.
Ví dụ một số cặp giao dịch: ETH/USDT, BTC/USDT, AVAX/USDT,...
Giả sử bạn chọn cặp giao dịch ETH/USDT thì Base Asset ở đây là ETH và Quote Asset là USDT. Nếu tỷ lệ ban đầu 1 ETH = 1000 USDT, trong pool của Base Asset có 1000 ETH:
- Cứ 1 ETH được gửi vào pool của Base Asset, các nhà cung cấp thanh khoản lại cần gửi 1000 USDT vào pool của Quote Asset.
- AMM sẽ luôn được bắt đầu với 2 pool bằng nhau (tính theo USDT) với 1000 ETH và 1,000,000 USDT.
Figure 1: Mô hình Automated Market Maker (AMM Model)
- Người đầu tiên muốn mua 1 ETH sẽ được báo giá là 1000 USDT, đúng bằng tỷ lệ giá ban đầu là 1,000,000/1000. Nếu chấp nhận mua với giá này, người mua cần chọn “Gửi lệnh” để chuyển 1000 USDT từ ví điện tử liên kết của họ vào pool Quote Asset và được nhận lại 1 ETH từ pool Base Asset.
Sau giao dịch này, pool mới sẽ có 999 ETH và 1,001,000 USDT.
- Người tiếp theo muốn mua 1 ETH sẽ được báo giá là 1001.10 USDT, tương đương với tỷ lệ giá thanh khoản mới là 1,001,000 / 999 = 1001.10 (Giá được làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2). Thuật toán này của AMM tuân thủ theo quy luật Cung - Cầu khi nguồn cung Base Asset ít hơn và nguồn cung Quote Asset dư thừa.
Trong ví dụ trên, tỷ giá hối đoái (hay mức giá bên mua và bên bán có thể khớp lệnh) sẽ được tính theo công thức sao cho tích thanh khoản của hai pool là không đổi.
Thuật toán định giá này đã được sử dụng rộng rãi tại một số sàn DEX như Uniswap với công thức:
x * y = k
Trong đó:
Thực tế thì, mỗi sàn DEX khác nhau sẽ có những tùy biến riêng cho công thức này để phù hợp với riêng họ. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa tất cả đó là đều cần xác định tỷ giá hối đoái dựa theo thuật toán.
Tuy nhiên việc này cũng dẫn đến hạn chế của nó là tính thanh khoản và thời gian chờ đợi giữa các giao dịch. điều này sẽ được phân tích ở phần sau.
Thông qua AMM, các sàn DEX có thể đạt được mục tiêu tự vận hành và phi tập trung hoàn toàn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc sử dụng pool Assets cho phép người dùng có thể hưởng lợi từ việc “staking” tài sản trong pool. Việc này đem lại hiệu quả trên cả phương diện doanh thu và góc độ truyền thông quảng cáo cho các sàn.
Mặc dù có 1 số lợi thế như vậy, nhưng AMM lại có những hạn chế lớn cho các sàn DEX, đặc biệt là với các sàn Options.
Đối với các sàn Defi hay DEX, với các thị trường giao ngay (spot market) dùng các hình thức swap/exchange, mô hình AMM dường như hoạt động tốt trong việc định giá tài sản/tiền do tất cả các biến thị trường được chứa trong hai nhóm thanh khoản Quote và Base như đã nói ở trên.
Tuy nhiên với các giao dịch Quyền chọn (Options), việc cố gắng tích hợp và áp dụng mô hình AMM ở các sàn DEX sẽ dẫn đến tồn đọng nhiều vấn đề.
Ta cùng xem xét mô hình định giá Quyền chọn phổ biến nhất là Black Scholes, với giả định chính về chuyển động log-normal của thị trường tài sản cơ sở và tham số bổ sung là Độ biến động ngụ ý (IV - Implied Volatility).
Phương trình Black-Scholes:
Trong đó:
- 𝞼 là độ biến động ngụ ý (IV) của tài sản cơ sở.
Figure 2: Sử dụng nguồn lực bên ngoài hỗ trợ tính Độ biến động ngụ ý (IV) cho Options trong AMM
Mô hình AMM trong Quyền chọn vẫn được chia làm 2 pool là pool của Base Asset và pool của Quote Asset (thường là stablecoin, ví dụ USDT).
Tuy nhiên, phương pháp định giá trong AMM cho Quyền chọn cần được điều chỉnh so với định giá Spot theo trình tự:
- Sàn DEX cần sử dụng thêm nguồn lực bên ngoài hỗ trợ để tìm Độ biến động ngụ ý (IV) cho Quyền chọn. Một số nguồn lực hỗ trợ điển hình là Deribit hay các nền tảng tổng hợp giá Options.
- Sau khi lấy được IV từ nguồn bên ngoài, sàn DEX có thể đưa ra các khoảng chênh lệch giá (mua-bán) thị trường bằng cách tính dựa trên việc thêm vào: VD 1-2 điểm Vol.
- Với các giá trị marked-up từ các nguồn IV này , sàn DEX có thể áp dụng với công thức Black-Scholes.
- Đưa ra giá quyền chọn cho người dùng như mô hình thông thường.
Bây giờ, hãy xem lại AMM cơ bản một chút. “Không chênh lệch giá” (no-arbitrage) là nguyên tắc cơ bản được sử dụng để định giá các sản phẩm phái sinh. Mọi người đều thích tiền miễn phí, vì vậy việc tìm cách thay đổi no-arbitrage sẽ luôn được quan tâm nhất.
Trở lại công thức: x * y = k
Giá của AMM phụ thuộc vào tính thanh khoản của hai nhóm, do đó, điều quan trọng là phải xác định được số dư thanh khoản chính xác trong mỗi nhóm để đưa ra mức giá có thể giao dịch.
Bất kỳ ước tính về giá và số dư thanh khoản nào đều chứa đựng các cơ hội đầu tư mới với các mức chênh lệch giá đang chờ khai thác. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi để đáp ứng được yêu cầu báo giá, AMM cần “khóa” hai nhóm để hai số dư được ghi lại và không được cập nhật trong một giai đoạn (gọi là) Stage. Các nhóm sẽ chỉ được mở khóa khi hết thời gian yêu cầu hoặc nó trở thành một giao dịch và giao dịch đã hoàn tất. Do đó, việc định giá và khớp lệnh của AMM gần như được thực hiện tập trung và theo phương thức đơn luồng (Single-Threaded).
Nếu AMM không thực hiện khóa pool, giá đánh dấu cần đủ lớn để có sức chứa cho các biến động thị trường trong quá trình giao dịch. Nhưng vấn đề lại chính là ở việc “cạnh tranh” về giá và thông lượng. Các sàn DEX muốn có thông lượng cao thì lại khó đạt được sự cạnh tranh về giá (hay khoảng chênh lệch giá thầu rộng).
Qua các nghiên cứu chuyên môn, chúng tôi nhận thấy sàn DEX sử dụng mô hình có tính thanh khoản cao ở 1 số cặp giao dịch phổ biến nhất cho thấy các bên tham gia thị trường đang phải trả mức chênh lệch giá Bid lên đến khoảng 4% - 5% cho mỗi giao dịch ở quy mô nhỏ (chưa tính đến các yếu tố tác động của thị trường). Một mức chênh lệch khổng lồ nếu so với các thị trường truyền thống.
Sổ lệnh (hay Sổ lệnh giới hạn trung tâm - CLOB) là 1 khái niệm quen thuộc với các chuyên gia tài chính truyền thống. CLOB được liên kết với 1 nhà điều hành thị trường (bên trung gian thứ 3) để tổng hợp các mức giá tham chiếu khác nhau, kết hợp với việc xếp hạng mức giá Bid - Ask để cập nhật bảng giá theo hình thức tập trung.
Các nhà đầu tư tham gia thị trường nhận thấy CLOB có tính minh bạch và khả năng hiển thị giá thầu trực quan, cân bằng Cung - Cầu theo từng thời điểm. Mô hình CLOB cũng có nhiều cách thức cập nhật và chèn thêm báo giá. Để tăng tốc độ tổng hợp giá trong Sổ lệnh, có một số phương pháp tối ưu hóa nâng cao như sau:
Lệnh mới đến và đang chờ khớp sẽ được kích hoạt khớp với các lệnh limit hiện có hoặc trở thành 1 phần của lệnh limit. Nếu khớp lệnh, giá Bid cao nhất hoặc giá Offer thấp nhất sẽ được khớp đầu tiên. Cấu trúc dữ liệu điển hình này được dựa trên binary heap structure (cấu trúc cây nhị phân).
Figure 3: Sổ lệnh CLOB — Chế độ xem kết hợp giá Bid và giá Offer
Figure 4: Đơn giản hóa tập hợp dữ liệu để tăng tốc độ cập nhật sổ lệnh CLOB
CLOB truyền thống là một mô hình được xây dựng bởi các nhà đầu tư tham gia thị trường và không thông qua mô hình tự động như AMM. Ngoài ra, một người mua có thể khớp lệnh với nhiều người bán và ngược lại.
Figure 5: Khớp lệnh đa dạng trong CLOB phù hợp với Options DEX như thế nào?
Giả sử bạn mua 10 Options với giá $86, vậy bạn không bắt buộc phải bán cả 10 Options này cho cùng 1 người với cùng 1 bước giá. Thay vào đó, cơ chế của CLOB giúp hai bên mua - bán chia nhỏ số lượng hơn nhiều, trong trường hợp này bạn có thể bán ra cho người A 5 Options với giá $85, bán tiếp cho người B 2 Options với giá $85 và cho người C 3 Options với giá $86.
Với đặc điểm này của CLOB, việc thực hiện giao dịch trở nên linh hoạt và đa dạng hơn nhiều.
Cùng nhìn bảng so sánh giữa CLOB và AMM cho thị trường Quyền chọn dưới đây để thấy rõ ưu thế của CLOB:
DBOE mang đến một tương lai cho quyền chọn.
Sàn giao dịch DBOE đã thiết kế mô hình Hybrid - kết hợp những đặc điểm tối ưu nhất của cả CLOB và Decentralized Clearing Smart Contract để tạo nên tương lai Quyền chọn tiền điện tử.
DBOE không chỉ đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư với các tính năng giao dịch phi tập trung: với đặc tính bảo mật và nâng cao sự minh bạch, lại cho phép khớp lệnh ngoại tuyến bằng CLOB và vừa tích hợp Smart Contract, mang lại sản phẩm Quyền chọn giúp bảo vệ danh mục đầu tư tốt nhất cho người dùng.
Truy cập DBOE để trải nghiệm miễn phí ngay: https://dboe.exchange/ và http://dboe.io/
Thanh Thúy - Theo DBOE Academy.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận