24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Văn Anh Tuấn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ám ảnh nợ xấu quật ngã nhiều doanh nghiệp dồn gánh nặng lên ngân hàng

doanh nghiệp dồn dập đề xuất giảm lãi vay, khoanh nợ

Số lượng đơn gửi đến các ngân hàng xin giảm lãi, khoanh nợ rất lớn. Tuy nhiên, nếu không có tiêu chí rõ ràng thì các ngân hàng thương mại có thể sẽ thực hiện không giống nhau, thậm chí có yếu tố chủ quan khi xác định đối tượng.

Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đang tiếp tục “quật ngã” nhiều doanh nghiệp. Không có dòng tiền trả nợ, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh rơi vào khó khăn, thậm chí đối diện nguy cơ có thể bị siết nợ thu hồi tài sản.

Bà Bùi Lan Phương, giám đốc công ty TNHH Song Toàn (Bắc Ninh) chia sẻ, năm 2019 doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới, để đáp ứng số lượng đơn hàng tăng gần gấp đôi, bà vay ngân hàng 10 tỷ xây thêm nhà máy. Đầu tháng 1/2020 nhà máy đi vào hoạt động, chưa được 1 tháng thì dịch COVID-19 ập đến. Cũng từ đó đến nay, nhà máy mới xây thêm “đắp chiếu”. Khách hàng cũ, lẫn khách hàng mới cắt giảm đơn hàng mạnh khiến dòng tiền vào nhỏ giọt. Doanh nghiệp luôn chật vật xoay xở trả nợ ngân hàng chậm, hoặc thành nợ quá hạn.

“Trong bối cảnh đó, nhân viên xử lý nợ của ngân hàng gọi điện giục tôi bán tài sản thế chấp là nhà máy để trả nợ. Nhưng đó là điều tôi không hề muốn. Dịch là bất khả kháng, chỉ mong ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ nữa để có sức cầm cự tới lúc dịch được kiểm soát, nhà máy hoạt động bình thường trở lại”, bà chia sẻ.

Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh cũng lao đao trong đợt bùng phát mới của đại dịch. Mới đây, các hiệp hội vận tải vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có các giải pháp hỗ trợ khẩn cấp doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Chẳng hạn, về chính sách lãi vay tại các tổ chức tín dụng, Sở Giao thông vận tải đề xuất UBND TP.HCM đề nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét, giảm lãi suất và giãn nợ đối với các khoản vay của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn TP.HCM đã đầu tư phương tiện, nhằm hỗ trợ cho các đơn vị ổn định hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đã đầu tư phương tiện và được UBND TP.HCM phê duyệt danh mục dự án đầu tư theo Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 - 2020 được ngân sách hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong năm 2021.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp và nhiều chuyên gia kinh tế, đợt dịch lần thứ 4 diễn ra phức tạp hơn rất nhiều so với các đợt dịch trước. Trong khi đó, “sức khoẻ” của nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực du lịch, khách sạn, vận tải… đã yếu đi rất nhiều từ 3 đợt dịch trước đó. Do đó, sự “chống cự” ở thời điểm này vô cùng yếu ớt.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chính sách giãn, tái cơ cấu nợ về nguyên tắc chỉ áp dụng cho các khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu không có tiêu chí rõ ràng thì các ngân hàng thương mại có thể sẽ thực hiện không giống nhau và có thể có yếu tố chủ quan khi xác định đối tượng.

Việc này có ý nghĩa rất quan trọng vì việc giãn nợ nếu thực hiện chủ quan và dễ dãi, không đúng đối tượng có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác, ví dụ sẽ làm cho báo cáo tài chính của các ngân hàng trở nên đẹp hơn về mặt hình thức (nhưng hoạt động ngân hàng không tốt lên về bản chất).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả