24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bình Minh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ai vay, vay để làm gì?

Tính đến ngày 29/5 tín dụng tăng 1,96%, đây là mức rất thấp so với cùng kỳ nhiều năm qua. Nguồn thu của các ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc phần lớn vào tín dụng, do đó ngân hàng cũng mong muốn có khách hàng đủ điều kiện vay vốn để cho vay. Ngân hàng không t

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP của Việt Nam lên đến trên 200%. Nhiều DN hoạt động liên quan đến các vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế nên khi các nước bị ảnh hưởng dịch bệnh, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy đã lập tức ảnh hưởng nặng nề đến DN Việt Nam. Hiện nhiều DN còn đang đối mặt với các vấn đề như: thiếu nguyên vật liệu để sản xuất do không nhập khẩu được; hàng tồn kho tăng do không có đầu ra; chưa trả được món vay cũ, phải đề nghị ngân hàng cho giãn, hoãn nợ… Với khách hàng cũ, nếu khách hàng vay để duy trì sản xuất kinh doanh, có dòng tiền thì ngân hàng hàng còn có cơ hội thu hồi vốn vay. Ngân hàng sẽ sẵn sàng giãn, hoan nợ, cho vay thêm để… nuôi nợ. Nhưng nếu khách hàng muốn vay chỉ để trả những khoản phải thanh toán, không mang về nguồn thu, không tạo được dòng tiền... là làm khó ngân hàng.

Những tháng đầu năm cầu tín dụng phụ thuộc nhiều vào cầu dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng trong nước nên sức cầu chưa thể cao. Hiện một số nước đã bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp giãn cách xã hội, dần nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu - cơ hội để cầu tín dụng tăng trở lại. Bên cạnh đó, tổ chức quốc tế và chính phủ các nước đã, đang tung ra nhiều gói hỗ trợ với những giải pháp chưa từng có tiền lệ. Với một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam các giải pháp này cũng sẽ tác động không nhỏ; sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức với chúng ta. Do đó, việc cần làm lúc này là nhanh chóng xác định những tác động nào là tích cực, tác động nào là hạn chế để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trở lại.

Các chuyên gia phân tích nhận định: Nếu như sau các cuộc khủng hoảng kinh tế đã từng diễn ra trong lịch sử, quy mô kinh tế thế giới có thể tăng trưởng trở lại, nhưng sau đại dịch Covid thì rất khó để đoán định. Phạm vi kinh doanh của mỗi DN, thậm chí mỗi quốc gia sẽ không phục hồi nhanh được; phương thức kinh doanh thay đổi, đòi hỏi phương thức hoạt động, dịch vụ ngân hàng cũng thay đổi.

“Đây là giai đoạn không chỉ có thách thức đối với NHNN trong điều hành chính sách mà còn đối với các TCTD trong việc làm sao để phục vụ DN, người dân; vừa cung cấp dịch vụ, vừa cung ứng vốn phù hợp diễn biến thị trường trong bối cảnh bình thường mới…”, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định và cho biết: Trong chỉ đạo điều hành tín dụng, NHNN luôn quán triệt mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ…

Nhìn lại thời gian qua, tín dụng đã có nhiều thay đổi về cả chất và lượng. Theo thống kê của NHNN, tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2016 đạt 18,25%; năm 2017: 18,28%; năm 2018: 13,89%; năm 2019: 13,65%. Về cơ cấu tín dụng: bình quân giai đoạn 2016-2019, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 19,83%, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; DNNVV tăng 16,35%, chiếm 19%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 7%, chiếm 3,2%; công nghiệp hỗ trợ tăng 19,57%, chiếm 2,81%; DN ứng dụng công nghệ cao tăng 2,6%, chiếm 0,42%... Bình quân giai đoạn 2016-2019, dư nợ lĩnh vực BOT, BT giao thông tăng 10,82%, chiếm 1,51%; tốc độ tăng giảm mạnh qua các năm và tỷ trọng cũng có xu hướng giảm. Hiện dư nợ lĩnh vực này tăng 1,27%, chiếm 1,35%.

Đối với các lĩnh vực khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cơ cấu tín dụng những tháng đầu năm 2020 cũng có thay đổi: tín dụng ngành công nghiệp chiếm 19,19% tổng dư nợ nền kinh tế; ngành xây dựng chiếm 9,84%; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng chiếm 20,31%. Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 24,8%; DNNVV chiếm 19,2%; lĩnh vực xuất khẩu chiếm 2,99%; công nghiệp hỗ trợ 2,83%; DN ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,39%. Tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống chiếm 20,44%; lĩnh vực bất động sản chiếm 19,31%; cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm 0,36%...

Đầu năm 2020, Thống đốc đưa ra chỉ tiêu về tín dụng khoảng 14%. Chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên đánh giá, phân tích tình hình vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 - lúc đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, diễn biến phức tạp.

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu định hướng, không phải chỉ tiêu về mặt pháp lý. Hậu dịch Covid, nếu cầu tín dụng tăng trở lại NHNN sẵn sàng có giải pháp hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD nhằm đảm bảo đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Về phía các TCTD, tín dụng tăng trưởng thấp sẽ trực tiếp cảnh hưởng đến nguồn thu. Nhưng nếu hạ chuẩn tín dụng để duy trì tốc độ tăng trưởng với rủi ro nợ xấu tăng, kéo theo là hàng loạt hệ lụy về sau… Cân nhắc được - mất, TCTD sẽ biết phải làm gì.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả