menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Sơn Vinh

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương: ‘Tân Hiệp Phát đã vượt Coca-Cola’

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, các bạn trong lớp vô cùng ngạc nhiên khi một thương hiệu địa phương như Tân Hiệp Phát có thể vượt lên Coca-Cola để chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Đóng góp ý kiến về xây dựng, kết nối thương hiệu Việt, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, quan điểm của Tân Hiệp Phát (THP) là không thể đi 1 mình để phát triển mà phải có sự hợp tác từ phía các nhà cung ứng. Là một đơn vị tiêu dùng, THP coi người tiêu dùng là vấn đề cuối cùng để tìm cách giải quyết.

Theo bà Uyên Phương, trước đây THP quan niệm nhà cung cấp chỉ là mua đứt bán đoạn, nhưng sau này THP hiểu rằng họ là đối tác. Có nghĩa là cần có sự chung tay để xây dựng đạo đức kinh doanh. "Chúng tôi rất hiểu, nếu phải chia hoa hồng cho ai đó thì vẫn phải cắt ra trong chi phí từ sản phẩm, vì thế làm sao xây dựng môi trường có sản phẩm tốt cho người tiêu dùng".

Bà Uyên Phương nhấn mạnh, chất lượng sản phẩm mới là quan trọng chứ không phải chỉ có lợi nhuận tức thời. Một chai nước chỉ 10.000 đồng thôi, nhưng nó là tổng hoà của nhiều giải pháp để làm sao cung cấp được hàng triệu triệu chai/ngày.

"Để trở thành công ty top 10 châu Á trong ngành nước giải khát và thực phẩm thì THP hiểu rằng không thể đi một mình, chỉ có học hỏi và tìm ra giải pháp liên tục mới là điều mà THP mong đợi", bà Uyên Phương nói.

"Vậy làm thương hiệu là học hay bắt chước?", bà Uyên Phương đặt vấn đề. Theo đó, học thì có giải pháp còn bắt chước là làm y như đơn vị khác. Đó là vì sao, Uyên Phương đã bị thuyết phục để xuất bản cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ”.

Chia sẻ câu chuyện của bản thân, bà Uyên Phương cho biết, "các bạn học của tôi ở nước ngoài rất ngạc nhiên, họ không tin rằng 1 doanh nghiệp địa phương như THP có thể vượt lên Coca-Cola – một thương hiệu hàng đầu thế giới. Đất nước của họ câu chuyện như thế là rất hiếm".

Theo đó, bà Uyên Phương khẳng định, với THP thương hiệu là đầu tư. Bởi, đồng tiền nào bỏ ra cũng đều phải tính tới hiệu quả. Ví dụ, nói tới Number 1 là phải nói tới nước tăng lực. "Không định hình được giá trị cuối cùng của thương hiệu đó là gì thì chỉ là nhận biết thương hiệu chứ không phải là giá trị thương hiệu. Với THP đã xây thì phải cho một giá trị nào vì đều phải dùng tiền để đầu tư".

Từ thương hiệu quốc gia để làm thương hiệu doanh nghiệp

Là một người đi nhiều nơi trên thế giới, bà Uyên Phương khẳng định, "yêu Việt Nam không thể chỉ yêu bằng con tim và nếu yêu Việt Nam bằng lý trí chúng ta sẽ thấy Việt Nam có rất nhiều lợi thế".

Đầu tiên là Việt Nam rất an toàn, đi đến đâu cũng không lo sợ vấn đề an ninh bản thân. Tiếp theo là con người Việt Nam rất hiếu khách. Ngành hàng tiêu dùng rất lợi thế với những đặc điểm trên khi người ta biết tới Việt Nam.

"Khi hỏi Việt Nam ở đâu, họ hỏi Việt Nam có phải là Trung Quốc hay không? chúng tôi rất là buồn vì chúng tôi cũng muốn biết có một sự khác biệt trên thế giới, để trong một trường hợp nào đó chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đến từ quốc gia đó", bà Uyên Phương bày tỏ.

Theo bà Uyên Phương, ngoại trừ việc sẽ đem sản phẩm của THP để nói về sản phẩm đến từ Châu Á, từ trà xanh, thảo mộc, đó là sản phẩm của Châu Á, của Việt Nam. Bên cạnh đó nếu giá trị khác biệt của một quốc gia, thương hiệu quốc gia được xây dựng lên thì đó cũng là một cái để doanh nghiệp có thể khai thác.

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, là đầu tư đài hạn chứ không phải ngắn hạn. Cách đây 10 năm, THP đã đưa ra Slogan cho nhân viên là định hướng khách hàng xây dựng đội ngũ để tiến tới phát triển bền vững, 3 năm trở lại đây là nâng tầm dịch vụ, xây dựng khách hàng để tiến tới phát triển bền vững. Đến nay THP muốn xây dựng một thương hiệu Việt tồn tại 100 năm.

Theo bà Uyên Phương, không phải tự nhiên THP có sức mạnh để tuyên bố điều đó mà cách đây 10 năm THP đã xây dựng công nghệ chuyền vô trùng cách đây 10 năm thì nay nó mới thành xu thế. Bà Uyên Phương cho rằng, thay đổi tư duy, một cách nhìn nhận không chỉ cần tiền bạc, công sức mà còn cần sự quyết liệt không bỏ cuộc.

Một đề tài THP muốn các nhân viên của mình, đặc biệt là quản lý cấp cao nhìn thấu để thay đổi ngoài thay đổi công nghệ 4.0, đó là dịch chuyển trong kinh doanh. Dịch chuyển trong kinh doanh sẽ dẫn tới dịch chuyển trong cấu trúc. Khi bộ máy quá nặng nề thì không hỗ trợ được dịch chuyển trong kinh doanh. Nhưng muốn dịch chuyển trong cấu trúc thì cần dịch chuyển trong văn hoá. Và muốn dịch chuyển trong văn hoá thì cần dịch chuyển trong lãnh đạo, mà cụ thể ở đây là trong nhận thức của những người làm lãnh đạo.

Bà Uyên Phương nhấn mạnh, dịch chuyển trong lãnh đạo, dịch chuyển trong văn hoá, chỉ có tư duy thay đổi thì mới có hành động đúng. Suy nghĩ dài hơi mới có kế hoạch giải pháp cho môi trường, con người. "Chúng tôi nghĩ tới, phải có kế hoạch dài hạn để không chỉ tốt cho người làm THP hiện tại mà còn cho con cháu họ sau này", bà Uyên Phương nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại