24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tiểu Màn Thầu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ai mới thực sự muốn chiến tranh xảy ra ở Ukraine?

Liệu có phải cuộc chiến tranh thực sự sắp xảy ra, và ai sẽ hưởng lợi từ việc kích động những căng thẳng quân sự trong khu vực?

Mọi ánh mắt đang đổ dồn về biên giới Nga-Ukraine, nhưng điều đáng lưu ý hơn là bối cảnh toàn cầu của cuộc khủng hoảng này.

Chính phủ Nga đã nhắc lại quan điểm rằng họ không hề có kế hoạch tiến hành một cuộc "xâm lược" Ukraine – không chính trị gia Nga nào đưa ra lời đe dọa nào như vậy. Ở phía đối diện, các phương tiện truyền thông Mỹ lại đã định ngày giờ cho một cuộc "tấn công" sắp xảy ra - quân đội Mỹ cảnh báo các đồng minh NATO rằng Moskva chuẩn bị xâm lược nước láng giềng vào ngày 16/2. Ngay từ ban đầu, một trong những yêu sách nhất quán của Nga là NATO ngừng mở rộng về phía Đông - chứ không phải hành động gây hấn hay thậm chí là chiếm đóng Ukraine. Tuy nhiên, liên minh do Mỹ lãnh đạo từ lâu đã phớt lờ yêu sách này, và thay vào đó kiên quyết áp dụng chính sách “mở cửa” đối với việc kết nạp các thành viên mới.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, NATO đã mở rộng quy mô từ 17 lên 30 quốc gia, với một số thành viên mới từng là tham gia Hiệp ước Vacsava. Điều này rõ ràng đã làm gia tăng mức độ lo ngại của chính phủ Nga. Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Biden tiếp tục làm trầm trọng hóa vấn đề bằng cách công khai lên tiếng ủng hộ Ukraine gia nhập NATO và hứa hẹn viện trợ quân sự trị giá hàng triệu USD cho nước láng giềng của Nga này. Bất chấp lời cam kết lặp đi lặp lại của Moskva rằng họ không có ý định gây chiến với Kiev, nhưng Mỹ đã bố trí hàng nghìn hệ thống vũ khí trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu.

Đúng là chính phủ Nga đã tập trung quân đội của mình ở khu vực biên giới, nhưng chính chủ trương của Washington – cổ vũ việc mở rộng NATO - mới là nhân tố khiêu khích Nga có những hành động đáp trả và cuối cùng dẫn đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Cho đến nay, Moskva chưa từng đưa ra lời đe dọa quân sự nào đối với Ukraine. Nga đã tuyên bố rõ ràng yêu cầu của mình ngay từ đầu: chấm dứt sự mở rộng của NATO. Thế nhưng, điều này chỉ được đáp lại bằng hành động trái ngược của phương Tây. Tiếp đó, khi đưa tin về những căng thẳng đang diễn ra, các phương tiện truyền thông phương Tây thay vì chỉ ra thực tế về sự mở rộng của NATO, lại bắt đầu công kích việc tập trung quân đội của Nga và "tham vọng" chống lại nước láng giềng Ukraine.

Ukraine, nhân vật chính trong câu chuyện do phương Tây dàn dựng, không muốn xảy ra chiến tranh hay tạo bất kỳ ấn tượng nào trong dư luận rằng chiến tranh sắp nổ ra. Trước đó, chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói với phương Tây rằng "không hề có xe tăng trên đường phố, nhưng truyền thông tạo ấn tượng rằng chúng ta sắp có chiến tranh, rằng quân đội hiện diện trên đường phố. Thực tế không phải vậy. Chúng ta không cần hoảng sợ như vậy”.

Phương Tây đã kích động tâm lý nhiều đến mức Ukraine đã bắt đầu cảm nhận được các tác động về kinh tế. Đồng Hryvnia của Ukraine đã giảm giá tới mức thấp nhất trong hơn một năm. Căng thẳng quân sự gia tăng chắc chắn đã khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và điều này sẽ kéo theo làn sóng bất ổn khác cho môi trường đầu tư ở Ukraine.

Phương Tây hô hào ủng hộ Kiev, nhưng bộ máy tuyên truyền của họ đang biến nước này thành nạn nhân. Trong bối cảnh đó, Mỹ là nước hưởng lợi nhiều nhất khi làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Đối mặt với hàng loạt vấn đề nhức nhối trong nước trong khi tầm ảnh hưởng toàn cầu ngày càng giảm, Washington rất cần một cuộc chiến tranh để giải tỏa các vấn đề của chính mình. Việc gia tăng căng thẳng ở biên giới Nga-Ukraine sẽ có tác dụng đào sâu những chia rẽ giữa Moskva và NATO, qua đó tập hợp các đồng minh và gia tăng sự phụ thuộc quân sự của khối này vào Mỹ.

Ngoài ra, Washington từ lâu đã lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực. Ngay cả khi chiến tranh không thực sự nổ ra, bằng cách gây căng thẳng trong khu vực và thổi phồng các hoạt động triển khai quân đội của Nga, Mỹ vẫn có thể gia tăng thái độ thù địch của phương Tây đối với chính phủ Nga và đồng thời định hình hình ảnh của mình như một nhà gìn giữ hòa bình.

Cả Nga và Ukraine đều không muốn xảy ra chiến tranh, nhưng Mỹ đang khao khát một cuộc chiến như vậy trong tuyệt vọng và đã phát động chiến dịch tuyên truyền tổng lực để đạt được điều này, và dĩ nhiên là vẫn dưới danh nghĩa gìn giữ hòa bình.

Theo CGTN

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả