menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Văn Thái

Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra? 

Ai chịu trách nhiệm về việc không thực hiện các biện pháp cần thiết làm virus lây lan dịch Covid-19 ? Tờ Affarinternazionali của Italia phân tích.

Trung Quốc hiện là quốc gia đang chịu nhiều sức ép quốc tế nhất về việc phải chịu trách nhiệm về Covid-19 lây lan thành đại dịch toàn cầu. Gần đây, đã xuất hiện ngày càng nhiều kiến nghị, từ đơn tố cáo lãnh đạo Trung Quốc ra Tòa án Hình sự Quốc tế cho đến đơn thỉnh cầu nhằm tìm kiếm một quốc gia đứng ra gánh vác trọng trách khởi xướng quy trình tố tụng chống lại Trung Quốc trước Tòa án Công lý Quốc tế. Nhưng tất cả các đề xuất này ít nhiều đều chưa được hợp nhất thành các sáng kiến chung đáng tin cậy.

Những khởi kiện tại Mỹ được khởi xướng bởi những người tin rằng họ đã bị Trung Quốc làm hại, cáo buộc Trung Quốc bỏ bê quản lý dịch bệnh hoặc tiến hành thí nghiệm mà không có biện pháp cần thiết đã khiến cho virus lây lan. Các vụ kiện tập thể đã được thực hiện ở các bang của Mỹ như California, Florida, Nevada và Texas. Các bang Missouri, Mississippi cũng đã bắt đầu các thủ tục tố tụng và vận động tương tự. Hành động của hai bang này tại Mỹ đã làm dấy lên làn sóng phản đối của Trung Quốc và bị coi là biểu hiện của "chủ nghĩa côn đồ".

Ở châu Âu, Pháp đã khởi xướng thủ tục tố tụng trước tòa nhằm chống lại Trung Quốc. Anh đang xem xét hành động tương tự. Codacons của Italia (Hiệp hội Bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng) đang thu thập các bằng chứng thiệt hại liên quan có thể chống lại Trung Quốc trước tòa án trong nước.

Tuy nhiên, xác suất thành công của những hoạt động pháp lý nói trên là rất thấp, mặc dù câu hỏi "liệu Trung Quốc có thực sự phải chịu trách nhiệm về sự lây lan của virus không?" là rất có giá trị trên phương diện pháp lý, bởi luật pháp quốc tế có một nguyên tắc là các quốc gia nước ngoài không thể bị kiện vì các hoạt động công, thuộc chủ quyền của họ, ví dụ như quản lý y tế.

Để có thể kiện Trung Quốc, cần phải chứng minh rằng hoạt động của nước này [nghiên cứu virus trong phòng thí nghiệm] ở Vũ Hán có tính chất riêng tư, nhằm mục đích sản xuất và tiếp thị dược phẩm. Một trong các vụ kiện tập thể tại Mỹ cũng đang cố gắng tìm ra bên chịu trách nhiệm là đảng cầm quyền tại Trung Quốc (thay vì Nhà nước). Nhưng ở Trung Quốc, đảng cầm quyền đồng nhất với Nhà nước, và Chủ tịch Tập Cận Bình, với tư cách là người đứng đầu nhà nước, được hưởng quyền miễn trừ và trong mọi trường hợp, hành động của ông được coi là của Nhà nước Trung Quốc. Cũng tại Mỹ, đã có các dự luật đã được trình lên Quốc hội để hạn chế quyền miễn trừ quyền tài phán, mặc dù không có cơ hội thành công.

Trường hợp này, tòa án trong nước nên tuyên bố không đủ năng lực để xét xử tranh chấp. Điều này cũng có thể xảy ra ở Italia, trừ khi ngoại lệ hợp nhất có thể được viện dẫn trong luật của Italia, theo đó, quốc gia nước ngoài cũng có thể bị kiện vì các hoạt động có chủ quyền, khi những điều này dẫn tới vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Hành động chống lại một nhà nước nước ngoài còn khó khăn hơn. Giả sử tòa án tuyên bố có thẩm quyền xét xử và vụ kiện tập thể được thực hiện, làm thế nào để bản án có thể được thi hành và làm thế nào có thể nhận được bồi thường? Hàng hóa Trung Quốc sẽ bị tịch thu ở các bang nơi ban hành bản án chăng? Về điểm này thì luật pháp quốc tế thậm chí còn hạn chế hơn, bởi nguyên tắc đảm bảo việc bảo vệ tài sản nước ngoài.

Nếu gạt vấn đề bồi thường sang một bên, điều quan trọng là tìm ra sự thật nguồn gốc lây lan của virus. Giải pháp cơ bản là thành lập một ủy ban điều tra gồm các chuyên gia độc lập. Ủy ban này có thể hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoặc dưới quyền của Hội đồng Nhân quyền hoặc cơ quan quốc tế khác.

Tuy nhiên, các thành viên của ủy ban cần phải có quyền tiếp cận vô điều kiện vào các địa điểm điều tra và có thể tiếp xúc với những người liên quan. Đề xuất này do Australia đưa ra, và ngay lập tức đã bị Trung Quốc phản đối. Australia đã liên lạc với nhiều chính phủ phương Tây khác nhau, và nhận được sự đồng thuận của Mỹ, nhưng chưa có được ý kiến của Anh, Pháp và Đức. Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) rất thận trọng và một báo cáo của SEAE (Cơ quan Hoạt động Đối ngoại châu Âu) liên quan đến trách nhiệm đối với dịch Covid-19 đã được để chế độ "mật".

Cuộc chiến chống lại đại dịch là tối quan trọng nhưng không nên coi nhẹ việc xác định nguồn gốc thực sự của virus dù có được bồi thường hay không.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại