menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Văn Tuấn

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm

Chứng khoán Agribank (Agriseco) vừa công bố báo cáo chiến lược đầu tư các tháng cuối năm 2022.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 6T/2022 TÍCH CỰC

Quý II đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực với GDP Quý II đạt 7,72% yoy – mức cao nhất trong hơn 10 năm qua kể từ 2011 nhờ sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và đà phục hồi của khu vực du lịch và giúp tăng trưởng GDP từ đầu năm đạt ngưỡng 6,42%, là mức phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.

Một số ngành có mức tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn so với trước dịch như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán lẻ; xuất khẩu hàng hóa. Nếu phân theo khu vực địa lý, một số địa phương có tăng trưởng GRDP cao tập trung ở khu vực Bắc Bộ, miền Trung với các vị trí thuận lợi cho giao thương trong kinh tế như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa. Đây là tín hiệu tích cực với kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DỰ BÁO TIẾP TỤC TĂNG TRONG NỬA CUỐI NĂM 2022

Xét trong 2 quý cuối năm, Agriseco Research đánh giá đà tăng trưởng vẫn sẽ duy trì trên mức 7% trong bối cảnh tăng trưởng từ mức thấp năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh tại các vùng kinh tế trọng điểm. Điều này cũng phù hợp với xu hướng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về nửa cuối năm như đã diễn ra suốt nhiều năm qua. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ 6% - 6,5% trong năm nay là khả thi trừ khi xuất hiện biến cố lớn ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động thương mại.

Gần đây các tổ chức lớn liên tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, việc duy trì tốc độ tăng trưởng như trên là một dấu hiệu rất tích cực khi thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặc dù có nhiều thách thức trong các tháng cuối năm, các tổ chức này vẫn duy trì quan điểm dự báo tích cực đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhờ kinh tế phục hồi nhanh khi tái mở cửa sau dịch.

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm

CÁC ĐẦU KÉO CHÍNH CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Hoạt động bán lẻ và du lịch nhiều tín hiệu phục hồi sau dịch: Tổng doanh số bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tháng 7 và 7 tháng đầu năm đều tăng trưởng cao so với mức nền thấp của năm trước và cao hơn so với mức trước dịch. Cụ thể, tháng 7 tổng mức bán lẻ và hàng hóa dịch vụ đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 42% yoy và 7 tháng đầu năm ước đạt 3.205,8 tỷ đồng, tăng 16% yoy. Đáng chú ý, dịch vụ ăn uống, lưu trú, lữ hành hoạt động trở lại nhờ sự bùng nổ về du lịch đã mang lại KQKD khởi sắc.

Trong các tháng tới, mảng tiêu dùng khả năng sẽ hồi phục nhờ (1) Sức cầu tiêu dùng hồi phục khi nền kinh tế mở cửa hoàn toàn; (2) Hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng mạnh khi đường bay quốc tế được mở lại. Quá trình hồi phục có thể được đẩy nhanh với kỳ vọng Chương trình phục hồi và phát triển KTXH sẽ có tác động vào nửa cuối năm 2022 khi mới đây Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, quá trình phục hồi cũng cần lưu ý đến yếu tố lạm phát và chính sách Zero Covid của Trung Quốc có thể khiến nhu cầu tiêu dùng giảm đi

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm

CÁC ĐẦU KÉO CHÍNH CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tiềm năng thu hút dòng vốn FDI: Tổng vốn FDI đăng ký mới, góp vốn, mua cổ phần, điều chỉnh 7T đầu năm đạt 15,54 tỷ USD, giảm gần 7% yoy. Mặc dù vậy, vốn thực hiện có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại với tốc độ 10% yoy. Điều này thể hiện nhu cầu đầu tư FDI vẫn lớn. Bình Dương tiếp tục thu hút vốn FDI lớn nhất và Singapore là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Các dự án tiêu biểu như dự án tăng vốn đầu tư tại VSIP Bắc Ninh, Samsung Electro-Mechanics, dự án đầu tư nhà máy trung hòa Carbon của tập đoàn Lego, nhà máy sản xuất trang sức tập đoàn Pandora.

Dòng vốn FDI toàn cầu đang được UNCTAD dự báo sẽ đi ngang hoặc giảm do những rủi ro khó lường từ đại dịch và cuộc xung đột dân sự. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong khu vực Đông Nam Á nhờ vị thế trên trường quốc tế và các yếu tố thuận lợi về vị trí - kinh tế - chính trị. Một số lợi thế như sau: (1) Vị trí thuận lợi kết nối giao thương giữa các nước Đông Nam Á; (2) Chi phí nhân công cạnh tranh so với các quốc gia khác; (3) Hưởng lợi từ chiến tranh Mỹ - Trung và ít ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine; (4) Các chính sách đối ngoại tích cực của Việt Nam; (5) Các quy định pháp lý mới: ND35/2022/NĐ-CP về quản lý KCN, KKT; chính sách ưu đãi thuế; (6) Chính sách kinh tế như đẩy mạnh đầu tư công, nối lại đường bay quốc tế.

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP): Chỉ số IIP 7T/22 tăng 8,8% yoy, trong đó nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế khi tăng 9,7% yoy. Các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục, thiết bị điện; thuốc, hóa dược, đô uống. Theo khảo sát dự báo tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý tới, có hơn 49% doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt lên so với Quý II/2022, chủ yếu là khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Chỉ số PMI: PMI tháng 7 đạt 51,2 điểm, giảm so với mức 54 điểm trong tháng 6 do nhu cầu có dấu hiệu giảm, khó khăn trong khâu vận chuyển và áp lực lạm phát tăng đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng sản lượng. Mặc dù vậy, chỉ số PMI vẫn duy trì trên 50 điểm cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đang cải thiện nhờ số lượng đơn hàng mới và việc làm tiếp tục tăng (theo IHS Markit). Kỳ vọng chỉ số PMI vẫn sẽ duy trì trên 50 điểm các tháng tới thể hiện sự hồi phục liên tục của nền kinh tế năm 2022.

Agriseco: Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng trên 7% hai quý cuối năm
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại