menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Chung Chính

Agriseco đưa ra khuyến nghị 8 cổ phiếu trong tháng 3

Agriseco lựa chọn 8 cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng ngắn hạn như KQKD quý 1 tốt, kỳ vọng kế hoạch 2022 tăng trưởng cao, có nền tảng tài chính lành mạnh và thuộc những ngành nghề ít bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố địa chính trị.

1. DGC - CTCP Tập đoàn hóa chất Đức Giang

Giá phốt pho vàng tại thị trường Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại từ tháng 2 và được kỳ vọng tiếp tục neo ở mức cao khi (1) Chính sách cắt giảm sản lượng của Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam có hiệu tới T5/2022 và có thể tiếp tục kéo dài ;(2) Xung đột Nga - Ukraine đẩy giá hàng hóa lên cao, trong đó có một số loại hóa chất mà Nga là quốc gia cung cấp sản lượng lớn ra thế giới.

DGC hiện tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng là quặng Apatit trong 6 năm tiếp theo sau khi dự án Khai Trường 25 đi vào hoạt động từ Q2/2021

Tăng công suất trong năm 2022 với dây chuyền Axit Phosphoric điện tử có công suất 50.000 tấn/năm được vận hành từ Q4/2021

Dự án Xút Clo Nghi Sơn là động lực tăng trưởng trong dài hạn.

2. DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

KQKD ấn tượng trong T1/2022 với LNTT đạt 1.100 tỷ đồng bởi giá bán duy trì ở mức cao và sản lượng xuất khẩu tăng trưởng tích cực. Qua đó DPM đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm, sản lượng bán hàng cũng rất khả quan, ở mức 123.000 tấn Ure, bằng khoảng 15% kế hoạch năm 2022 là 828.000 tấn. Với đà tăng trưởng như trên, DPM có thể ghi nhận lợi nhuận trên 2.000 tỷ đồng trong Quý 1, đây là con số kỷ lục của doanh nghiệp.

Giá phân bón vẫn đang neo ở 1 mức cao so với mặt bằng năm 2021. Chiến tranh Nga – Ukraine là yếu tố đẩy giá dầu, giá khí và các loại hàng hóa tăng cao. Giá các loại phân bón và hóa chất sẽ có thể sẽ điều chỉnh tăng cao hơn nữa vì Nga có thể sẽ bị trừng phạt kinh tế mạnh tay từ phía EU và Mỹ, trong khi hiện Nga cung cấp khoảng 23% ammoniac, 17% kali, 14% ure và 10% phốt phát toàn cầu.

Việc nguồn cung trên thế giới bị ngắt quãng sẽ giúp DPM có thể đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu. Theo tổng cục Hải Quan, xuất khẩu phân bón cả nước trong T1/2022 cũng đã tăng mạnh 70% mom và 350% yoy.

3. PVD - Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Giá dầu vượt và giữ trên mức 100 USD/thùng giữa lúc xung đột Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi kết quả đàm phán ngày 28/02 chưa có chuyển biến tích cực. Trong khi đó, OPEC có thể tiếp tục duy trì tăng sản lượng chỉ ở mức 400 nghìn thùng/ngày trong cuộc họp sắp tới vào tháng 3, là mức thấp so với nhu cầu thực tế đang tăng cao.

Với PVD, giá dầu neo ở mức cao (trên 80 USD) là động lực thúc đẩy đầu tư cho hoạt động khai thác dầu khí. Hiệu suất sử dụng giàn bình quân trong khu vực Đông Nam Á đã đạt tới 70% trong cuối năm 2021 (từ mức 50% trong quý 4/2020) cũng là yếu tố khiến giá thuê giàn khoan tăng. Với mức nền KQKD thấp trong đầu năm 2021, chúng tôi kì vọng rằng PVD sẽ đạt được mức tăng trưởng ấn tượng ngay từ quý 1 năm nay.

PVD đã tái khởi động giàn khoan TAD – PVD Drilling V theo hợp đồng khoan nước sâu của BSP tại Brunei trong năm ngoái. Giá thuê ước tính trong khoảng 75.000-90.000 USD/ngày. Dự kiến PVD sẽ thu về ít nhất 164 triệu USD trong 6 năm và bắt đầu ghi nhận từ Q1 năm nay, chưa kể tới thời gian gia hạn dự án.

4. MWG - CTCP Thế giới Di động

Doanh thu TGDĐ/ĐMX đã hồi phục mạnh mẽ trong Q4/2021 và T1/2022 nhờ (1) Sức tiêu thụ tăng lên và (2) Bày bán nhiều sản phẩm hơn (trang sức, xe đạp,...) thúc đẩy doanh số/cửa hàng. Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục được duy trì trong các tháng kế tiếp khi Việt Nam đã trở lại trạng thái bình thường mới.

Chuỗi Bách hoá Xanh sau khi được Chủ tịch HĐQT tiếp quản được dự báo sẽ có sự hồi phục về doanh số/cửa hàng cũng như cải thiện về chất lượng cửa hàng. Chúng tôi duy trì quan điểm BHX sẽ có lãi trong năm nay.

Chuỗi nhà thuốc An Khang sau giai đoạn thử nghiệm với kết quả khả quan sẽ được thúc đẩy về mặt tài chính và nhân sự trong giai đoạn mới và dần trở thành động lực tăng trưởng của MWG trong tương lai.

5. HVN - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi chi phí nhiên liệu tăng gần đây (do giá dầu tăng), chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của HVN vẫn sẽ phục hồi tốt nhờ :

(1): Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng trong nước giúp khôi phục trạng thái bình thường mới, thúc đẩy nhu cầu du lịch trong nước, từ đó tăng sản lượng hành khách

(2): Các đường bay quốc tế được dự kiến nối lại toàn bộ trong tháng 3/2022 giúp thu hút nhiều lượt khách quốc tế.

Trong dài hạn, HVN vẫn còn những câu chuyện liên quan tới cổ phần hoá và tăng cường chuyển đổi số, có thể tạo ra những động lực tăng giá trong tương lai.

6. SZC - CTCP Sonadezi Châu Đức

KQKD 2021 của SZC tăng trưởng mạnh khi doanh thu và lợi nhuận đều vượt kế hoạch cả năm đề ra nhờ cho thuê được KCN Châu Đức. Cuối Quý IV/2021, SZC có khoản người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện lần lượt đạt 488 và 240 tỷ đồng. Agriseco Research kỳ vọng khoản mục "của để dành" sẽ giúp thúc đẩy kết quả kinh doanh của SZC trong năm 2022.

KCN Châu Đức với giá thuê đất kỳ vọng tăng 15% trong 2022 và tỷ lệ lấp đầy 70% sẽ giúp thu hút được nhiều dự án trong thời gian tới.

KĐT Hữu Phước giai đoạn 1 (40ha) đã mở bán từ cuối năm 2021 với giá trị hợp đồng góp vốn hơn 240 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ ghi nhận một phần vào doanh thu và lợi nhuận từ Quý I năm 2022.

Bên cạnh đó, SZC cũng đang trình văn bản lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Châu Đức và Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư KĐT Châu Đức với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng. Agriseco Research kỳ vọng việc đầu tư mở rộng KCN - KĐT Châu Đức sẽ giúp nguồn cung đất của SZC tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu gia tăng ở khu vực Vũng Tàu.

7. VHC - CTCP Vĩnh Hoàn

Dự báo 2022, nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn sẽ phục hồi và tăng trưởng tích cực. Thị trường Mỹ tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2022 nhờ các gói kích thích kinh tế của quốc gia này. Thị trường EU và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh trên mức nền thấp năm 2021.

Trong tháng 1 vừa rồi, VHC đã xuất khẩu cá tra với mức giá lên tới 4,1 USD/kg, cao hơn 43% YoY. Giá cá tra nguyên liệu ở Việt Nam cũng đã tăng mạnh lên trên 30.000 đồng/kg trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng. Chúng tôi đánh giá chu kỳ tăng giá cá tra có thể tiếp tục kéo dài trong năm nay.

Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thủy sản đã đi qua, năm 2022 VHC có thể tiết giảm các chi phí liên quan đến phòng chống dịch, cước vận tải.

8. VRE - CTCP Vincom Retail

KQKD của VRE trong Quý IV đã có sự cải thiện đáng kể so với Quý III nhờ mở cửa trở lại các trung tâm thương mại trên toàn quốc.

VRE sẽ khai trương 3 TTTM mới vào tháng 4, nâng tổng diện tích cho thuê tăng thêm 9,5ha lên mức 175ha.

Với triển vọng khả quan của ngành cho thuê sàn bán lẻ, giá chào thuê và tỷ lệ lấp đầy cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ trở lại trong thời gian tới.

Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của VRE năm 2022 đạt tối thiểu 35%, mang lại tiềm năng tăng giá hấp dẫn cho cổ phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả