24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Diệp Bắc
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

9 điều bạn có thể làm ngay để bảo vệ tài chính của mình

Nền kinh tế có thể biến động, nhưng bạn hoàn toàn có thể hành động để bảo vệ tài chính của mình.

Dự đoán nền kinh tế sẽ như thế nào vào tháng tới hoặc năm tới là một công việc khó khăn, nhất là khi chúng ta đang phải đối mặt với lạm phát và nhiều sự biến động khác. Có thể sẽ rất khó để biết bạn có thể thực hiện những hành động nào nhằm mục đích duy trì tình hình tài chính của mình trong tương lai.

May mắn thay, có những động thái bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ tài chính của mình - ngay cả khi tương lai kinh tế không chắc chắn. Hy vọng rằng những tháng tới, bạn và các thành viên khác trong gia đình không bị mất việc làm hoặc bị cắt giảm. Nhưng nếu điều đó xảy ra, việc lập kế hoạch tài chính thông minh có thể mang lại một bước đệm vững chắc hơn cho bạn. Hãy thực hiện những hành động này ngay bây giờ và sau này bạn sẽ cảm ơn chính mình.

1. Tạo ngân sách

Bất kể bạn đã có hay chưa, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để xem xét kỹ lưỡng việc chi tiêu của bạn. Nếu bạn dự kiến (hoặc đã trải qua) việc mất thu nhập, hãy điều chỉnh chi tiêu trong ngân sách của mình cho phù hợp nếu có thể. Tiền bạc có thể sẽ rất khó kiếm trong tương lai, vì vậy tiết kiệm bất cứ khi nào có thể. Điều đó thực sự giúp ích rất nhiều cho bạn và các thành viên khác trong gia đình.

2. Thành lập quỹ khẩn cấp

Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp thì bây giờ là lúc để tạo một quỹ cho mình. Nếu bạn có tiền để dành cho việc đi lại hoặc các nhu cầu chi tiêu không cần thiết, hãy cân nhắc chuyển số tiền đó vào quỹ dành cho những trường hợp khẩn cấp. Bất kỳ số tiền nào bạn có thể tiết kiệm ngay bây giờ đều có khả năng hỗ trợ bạn và gia đình trong trường hợp khẩn cấp.

3. Chuyển giao số dư thẻ tín dụng

Chuyên gia quản lý tài chính cá nhân Andrea Woroch khuyên bạn nên chuyển số dư của bất cứ chiếc thẻ tín dụng nào mà bạn có sang dòng thẻ có lãi suất 0% khi chuyển khoản số dư trong 12 đến 18 tháng đầu tiên.

Cô nói: “Điều này sẽ cho bạn một khoảng thời gian để thanh toán số dư không lãi suất để bạn có thể giữ lại nhiều tiền mặt hơn cho những trường hợp bất ngờ”.

Nợ lãi suất cao (thường là nợ thẻ tín dụng) có thể khó trả nhất vì tốc độ tích lũy lãi suất nhanh chóng, làm tăng thêm số dư tổng thể. Lãi suất thấp hoặc không có lãi suất có nghĩa là bạn sẽ phải trả ít hơn. Vì vậy, nếu bạn có khoản nợ lãi suất cao hoặc đang có số dư trên thẻ tín dụng, hãy cân nhắc chuyển giao số dư của thẻ đó. Để đảm bảo rằng nó thực sự giúp bạn tiết kiệm tiền hoặc kéo dài thời gian bạn phải trả hết nợ mà không bị lãi suất quá cao, hãy tìm kiếm các thẻ cho phép chuyển khoản miễn phí hoặc phí thấp và nghiên cứu kỹ về từng dòng thẻ tín dụng mới trước khi cam kết.

4. Trả nợ lãi suất cao

Ngoài khoản nợ thẻ tín dụng, nếu bạn có bất kỳ khoản nợ lãi suất cao nào - chẳng hạn như một khoản vay cá nhân và thu nhập của bạn vẫn chưa giảm, hãy cân nhắc việc trả hết khoản nợ đó ngay bây giờ, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải chịu một áp lực tài chính nhỏ trong ngắn hạn, nếu bạn có thể.

Nếu sau này có điều gì đó xảy ra với thu nhập của bạn (bạn hoặc đối tác của bạn mất việc hoặc bị cắt lương, giảm giờ làm), bạn có thể không thể thanh toán thường xuyên để giảm khoản nợ đó và khoản nợ đó sẽ tiếp tục tích lũy ở mức cao. Vào thời điểm bạn có thể tất toán, số tiền bạn nợ có thể cao hơn nhiều so với dự kiến, đặc biệt nếu bạn bị phạt vì thiếu bất kỳ khoản thanh toán nào. Trả hết khoản nợ đó càng nhiều càng tốt ngay bây giờ - ngay cả khi bạn không thể trả hết toàn bộ thì điều đó vẫn có thể giúp ích cho bạn về sau.

5. Nhìn vào khoản đầu tư của bạn

Scott Cohen - một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận, cho biết: “Khi thị trường đi xuống, bản năng tự nhiên của con người là thoát ra. Nghe có vẻ phản trực giác, nhưng trong tầm nhìn trung và dài hạn, việc giữ vững lộ trình là cực kỳ quan trọng”.

Northwestern Mutual lại nói: “Không ai có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, nền kinh tế và thị trường sẽ sôi động trở lại”.

Nếu bạn có khoản đầu tư, chúng có thể đã mất giá trị gần đây. Hãy tìm cách chế ngự cảm giác muốn thua lỗ và rút toàn bộ tiền của bạn khỏi thị trường, đặc biệt nếu bạn đang đầu tư dài hạn và có một khoản dự phòng để sống trong khi khoản đầu tư của bạn đang có dấu hiệu đi xuống. Nếu bạn đang làm việc với người lập kế hoạch tài chính, hãy nói chuyện với họ về bất kỳ khoản đầu tư cụ thể nào mà bạn quan tâm nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh.

Ashley Russo, cố vấn tài chính tại Northwestern Mutual cho biết: “Hãy đảm bảo danh mục đầu tư của bạn có sự kết hợp lành mạnh giữa trái phiếu và cổ phiếu vì chúng có xu hướng hoạt động nghịch đảo: Khi cái này giảm thì cái kia tăng. Điều này sẽ giúp vận hành thị trường suôn sẻ hơn.”

6. Xem xét các lựa chọn bảo hiểm

Liên hệ với các nhà cung cấp bảo hiểm của bạn để xem liệu bạn có thể được giảm giá hoặc chấp nhận mức giá nào thấp hơn hay không. Ngoài ra, hãy nhớ so sánh mức giá ở các nhà cung cấp khác nhau.

Nếu bạn có thời gian rảnh, hãy cân nhắc mua bảo hiểm mới ngay bây giờ. Bảo hiểm nhân thọ hoặc chăm sóc dài hạn có thể mất nhiều thời gian để được phê duyệt, tùy thuộc vào nhà cung cấp mà bạn sử dụng, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ khi bạn có thời gian có thể giúp quá trình này bớt căng thẳng hơn.

7. Chuyển đổi ngân hàng

Bạn có thể không muốn từ bỏ hoàn toàn ngân hàng hiện tại của mình, nhưng bây giờ là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu các lựa chọn ngân hàng khác, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao...

8. Nói về chuyện tiền bạc với gia đình bạn

Căng thẳng về tiền bạc là có thật, đặc biệt là vào lúc này, nhưng hãy học cách nói về tiền bạc trong khi bạn có thời gian ngồi quây quần bên gia đình. Điều này có thể giúp bạn quản lý căng thẳng tài chính tốt hơn trong tương lai. Với trẻ nhỏ hơn, hãy giải thích sự biến động của thị trường là bình thường như thế nào. Với những đứa trẻ lớn hơn, hãy thẳng thắn về bất kỳ tác động tiêu cực nào về mặt tài chính mà bạn có thể gặp phải và thảo luận về những cách bạn có thể tiết kiệm cho gia đình.

9. Nhận báo cáo tín dụng của bạn

Yêu cầu báo cáo tín dụng của bạn. Đọc kỹ các báo cáo của bạn để phát hiện bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào và nếu chúng tiết lộ một số thói quen vay mượn không lý tưởng trong quá khứ của bạn, hãy suy nghĩ cách khắc phục chúng và dần cải thiện điểm tín dụng của mình.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả