9 điểm đến đông khách của thành phố cảng lớn nhất Đài Loan
Cách Đài Bắc không xa, Cơ Long (Keelung) tựa núi, hướng biển, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú và phong vị đặc sắc nơi phố phường.
Cơ Long nằm ở phía Bắc Đài Loan, địa thế ba mặt ôm lấy núi, riêng phía Bắc rải rác bình nguyên và hướng về biển. Đây là thành phố cảng sôi động nhất Đài Loan, được mệnh danh 'cảng ba trong một': cảng giao thương, cảng quân sự, cảng khai thác hải sản. Ảnh: Li Zan
Địa hình chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc, Cơ Long khá nóng vào mùa hè và mưa nhiều vào mùa đông, còn có biệt hiệu là thành phố cảng trong mưa. Nhiệt độ trung bình của thành phố là 22 độ C. Ảnh: Li Zan
Chỉ cách Đài Bắc khoảng 30 phút đi ô tô, Cơ Long hưởng lợi trong việc thu hút du khách quốc tế. Đây là điểm khởi đầu của nhiều hành trình du thuyền ra đảo và các điểm du lịch biển xung quanh.Trong hàng trăm năm, Cơ Long được vô số tàu nước ngoài ghé thăm, mang theo những nền văn hóa đa dạng và kiến thức mới. Từ 2018, cảng Cơ Long có khả năng cập bến cho tàu du lịch trọng tải 225.000 tấn, thu hút các hãng du lịch lớn. Với trung bình 5 chuyến du lịch khởi hành từ Cơ Long mỗi tuần vào mùa cao điểm, nhiều lựa chọn du lịch bằng tàu đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách. Ảnh: Taiwannet
Cảng cá Chính Tân là địa danh nổi bật nhất tại Cơ Long, được cả dân địa phương và khách du lịch yêu thích nhờ dãy 16 ngôi nhà nhiều màu ven biển. Nơi đây được xây dựng năm 1934, từng là cảng cá sầm uất nhất Đài Loan. Hiện tại, hoạt động buôn bán không còn như trước, nhịp sống ở Chính Tân chậm lại. Ảnh: Li Zan
Du khách đến Cơ Long luôn mê mẩn check in trước dãy nhà nhiều màu ở cảng Chính Tân. Ảnh: Move Around Journey
Nằm ở phía đông của cảng Cơ Long, đảo Hòa Bình sở hữu nhiều loại đá hình thù kỳ dị cùng loạt cảnh quan tạo nên do biển xâm lấn. Khu vực này quanh năm đón gió biển nhưng là nơi sinh sống của các loài tảo và cá. Ảnh: Klook
Công viên Địa chất đảo Hòa Bình là một trong những điểm đến thu hút du khách nhất tại Cơ Long. Nơi đây nổi tiếng với bờ cát trắng mịn trải dài, làn nước biển xanh thẳm và bầu không khí trong lành.Công viên sử dụng ít cơ sở vật chất nhân tạo nhất để giảm thiểu thiệt hại cho thiên nhiên và duy trì hệ sinh thái tự nhiên. Đây là một 'lớp học' tự nhiên của miền bắc Đài Loan. Du khách có thể tham gia nhiều hoạt động như tắm biển, lướt ván, chèo thuyền kayak... Ảnh: Li Zan
Núi Ngoại Mộc lưng tựa núi, mặt hướng biển, có đường bờ biển dài nhất Đài Loan cùng cảnh sắc tráng lệ. Ảnh: Exploring Taiwan
Bình minh vào mùa hè cùng tiếng sóng là niềm tự hào của dân địa phương trên đảo. Các rặng san hô ven biển bị nước biển bào mòn theo năm tháng, tạo nên những hình thù độc đáo. Ảnh: Taiwannet
Hồ Tình Nhân nên thơ là điểm đến đắt khách ở vùng núi Ngoại Mộc. Ảnh: Smile Taiwan
Công viên Dã Liễu tạo nét riêng ở Cơ Long nhờ 180 phiến đá có hình thù giống nữ hoàng, cây nấm, giày tiên nữ... Chúng được ví như tác phẩm điêu khắc của mẹ thiên nhiên, bởi được tạo nên bởi sự bào mòn của gió và nước biển. Ảnh: Klook
Hải đăng Cơ Long được hoàn thành năm 1980, nằm trên đỉnh đảo ở vùng biển phía Đông Bắc. Ngọn hải đăng xây bằng bê tông, có hình bát giác, sơn sọc hai màu đen - trắng. Đây là ngọn hải đăng đầu tiên ở Đài Loan sử dụng năng lượng mặt trời. Ảnh: Klook
Cảng cá Bích Sa là cảng cá mới nổi của Đài Loan, định hướng phát triển thành điểm du lịch hút khách. Hai công trình lớn nhất, nổi tiếng nhất nơi đây là chợ hải sản và phố ẩm thực. Chợ hải sản có hàng chục thương hiệu, cung cấp đủ loại hải sản được đánh bắt xa bờ, gần bờ, ven bờ hoặc nuôi trồng. Trên phố ẩm thực, du khách có thể dùng món ăn có sẵn tại quán hoặc mang hải sản tươi sống đến, giao cho tiệm chế biến. Ảnh: Taiwannet
Chùa động Hang Tiên vốn là nơi ẩn náu tự nhiên cho ngư dân địa phương khi thời tiết trở nên khắc nghiệt. Sau này, họ lập đền thờ trong hang động, nơi họ nguyện cầu bình an trước ngày ra khơi. Chùa có lịch sử lâu đời, là một phần trong mạng lưới hang động miền núi nằm cạnh cảng Cơ Long. Ảnh: Josh Ellis
Nằm cách lối vào Hang Tiên chưa đầy 30 m là lối đi bộ bao quanh ngọn núi, để lộ ra đường dẫn vào hang Bàn Tay Phật. Hang động bị biển bào mòn tự nhiên có trần hang cao, thành hang nhẵn. Trải qua hàng nghìn năm phong hóa và sói mòn, một phần trần hang trông giống bàn tay khổng lồ, được ví là bàn tay Đức Phật. Ảnh: ET Today
Chợ Cổng Miếu là con đường bao quanh miếu Điện Tề, chỉ dài 300-400 m nhưng có gần 200 sạp hàng ăn uống, đặc biệt tấp nập vào buổi tối. Ảnh: Taiwannet
Dân địa phương nói đùa một khi bước vào Cổng Miếu, người ta không lúc nào ngừng nhai Ảnh: HK Airlines
Ở đây nổi tiếng với các món bánh kếp thái hạt lựu, tempura, súp thịt, trứng tráng hàu, cơm heo om, hải sản, gà nướng, kem trái cây... Ảnh: tiongsi
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận