8 điểm tựa tạo ra sức bật cho thị trường bất động sản TP.HCM 2021
Quý IV năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho thị trường bất động sản năm 2021. Khi những kỳ vọng trở thành sự thực, thị trường sẽ đủ sức đột phá và đánh bại tác động của đại dịch Covid-19.
Năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội của thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng và nặng nề. Đến nay, dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp và khó đoán định, Việt Nam cơ bản đã thành công trong kiểm soát dịch và đón nhận những khích lệ từ sự phục hồi kinh tế từ quý III/2020.
Nhiều báo cáo cho thấy, thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM suy giảm mạnh mẽ cả ở nguồn cung mới và sức tiêu thụ từ đầu năm 2020 đến nay. Song song đó, nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết như sự tăng giá, phân bổ nguồn cung mới chưa hợp lý ở các phân khúc (điển hình là phân khúc căn hộ hạng C gần như biến mất),… Tuy nhiên, cũng có những điểm sáng đáng chú ý để chờ đợi cho thời gian tới.
Tương tự nhiều lĩnh vực kinh tế khác, thị trường bất động sản 2020 trông đợi rất nhiều vào quý IV, vốn là thời điểm hoạt động sôi nổi nhất trong năm để thu lại những gì chưa đạt được từ đầu năm 2020. Quý IV cũng được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho năm 2021. Khi những kỳ vọng trở thành sự thực, thị trường bất động sản sẽ đủ sức đột phá và đánh bại tác động của đại dịch Covid-19 (Market Outbreak Defeat Pandemic).
Vậy những trông đợi này cụ thể là gì?
Trong điều kiện hiện tại, DKRA Vietnam dự đoán phân khúc căn hộ quý IV/2020 sẽ có khoảng 7.000 - 8.000 căn được đưa ra thị trường, con số này lớn hơn qúy III với khoảng 6.300 căn. Tính chung, nguồn cung mới thị trường TP.HCM cả năm 2020 sẽ có khoảng 17.500 - 18.000 căn hộ (hoặc 20.000 căn tùy theo một số điều kiện về pháp lý và sức hút thị trường), tức gần bằng với con số của năm 2015 (trên 20.000 căn), khi thị trường bất động sản phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn đóng băng 2010 - 2013.
Điểm qua một số dự án hạ tầng giao thông trong giai đoạn 2021 - 2023:
Đối với nội thành TP.HCM:
Hoàn thành tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Những tuyến đường chính ở khu Đông được cải tạo, mở rộng như Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp,…
Đẩy nhanh tiến độ các dự án cầu Thủ Thiêm 2, 3, 4.
Các nút giao thông trọng điểm: Nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, nút giao An Phú giai đoạn 2,…
Đường Vành đai 2: Dự kiến hoàn thành vào năm 2023, trong đó có cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Đường Vành đai 3: Dự kiến khởi công vào quý IV/2020
Nhà ga T3, dự án mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến khởi công vào quý I/2021.
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là những điểm nhấn về hạ tầng
Đối với kết nối vùng:
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 đang trong quá trình nghiên cứu khả thi.
Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn TP.HCM - Long Thành triển khai trước).
Nghiên cứu cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành phục vụ cho sân bay Long Thành.
Xem xét đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Sóng Thần - Nhơn Trạch qua khu Cát Lái, phục vụ vận chuyển hàng hóa, giảm tải container ở khu vực này.
Di dời hoặc đầu tư cải tạo một số cảng biển/sông, trong đó có sự phối hợp giữa các cảng tại TP.HCM (Cát Lái - Hiệp Phước) với cảng Cái Mép - Thị Vải.
Ngày 30/9/2020, đã đồng loạt khởi công 3 đoạn của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, đoạn Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và các tỉnh Nam Trung Bộ.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Thủ tướng yêu cầu đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng khu vực ưu tiên xây dựng cảng hàng không giai đoạn một (1.810 ha) trong năm 2020; bàn giao mặt bằng khu vực còn lại (3.190 ha) trong quý II/2021, dự kiến khởi công vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành: Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai được giao tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý IV/2020.
Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long chỉ đạo thực hiện, dự kiến khởi công trong tháng 12/2020.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã làm việc với các cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan để tìm ra các giải pháp kéo giá nhà ở xuống, đúng giá trị thật và phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân chúng. Hy vọng rằng sẽ có những biện pháp căn cơ, lâu dài và sâu rộng để giúp thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM phát triển ổn định và bền vững hơn.
Sự suy giảm của thị trường bất động sản năm 2020 xuất phát từ nhiều tác động chung, còn bản chất vẫn rất tiềm năng. Trong những điểm chờ nêu trên, nhiều điểm đã và đang đến rất gần. Trên nền tảng đó, thị trường bất động sản nhà ờ TP.HCM 2021 sẽ có nhiều cơ hội phát triển tích cực và vững chắc hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận