8 điểm sáng trong kinh tế vĩ mô năm 2021
Năm 2021, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nghiêm trọng dẫn tới kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ việc đẩy nhanh tiến trình bao phủ vaccine, việc linh hoạt điều chỉnh chiến lược chống dịch giúp cân bằng hơn giữa việc đảm bảo sức khỏe người dân và phục hồi; tăng trưởng kinh tế cả năm duy trì đà tăng trưởng dương và đang phục hồi nhanh, lạm phát ở mức thấp nhất trong 6 năm, xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục, thu hút đầu tư nước ngoài hồi phục…
Đây là tiền đề quan trọng giúp nền kinh tế hồi phục và bật tăng mạnh mẽ trong năm 2022.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; sức cầu tiêu dùng còn yếu; thu ngân sách thiếu bền vững; giải ngân đầu tư công không đạt mục tiêu cả năm; hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn sản xuất vẫn còn; nợ xấu đang gia tăng. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp trúng, đúng, kịp thời hơn nữa, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2021 GHI NHẬN NHIỀU ĐIỂM SÁNG
Trong bối cảnh dịch bệnh tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn ghi nhận 8 điểm sáng.
Để ứng phó với dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã đẩy mạnh ngoại giao vaccine, đẩy nhanh việc tiêm vaccine để sớm đạt được tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cho 100% người trưởng thành trong năm 2021, làm cơ sở để Chính phủ điều chỉnh sang chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tạo điều kiện khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn như: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về giãn hoãn thuế, tiền thuê đất; Nghị quyết 68/NQ-CP về an sinh xã hội; Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động; Nghị quyết số 83/NQ-CP về giảm giá điện; Thông tư 03-NHNN, sau đó sửa đổi bằng Thông tư 14-NHNN về cơ cấu lại nợ và giảm lãi, phí.
Chính phủ cũng đang chuẩn bị ban hành Chiến lược phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 sau khi Quốc Hội thông qua Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi để có thể triển khai ngay từ đầu năm 2022.
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, GDP chỉ tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, song là mức chấp nhận được, trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp.
Động lực phục hồi kinh tế chính năm 2021 là lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 2,9% (gần bằng mức trước dịch Covid-19), đóng góp 14% vào mức tăng trưởng chung.
Tiếp đó, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo tăng 6,4% (đóng góp 62,4% vào mức tăng trưởng chung); một số ngành dịch vụ như y tế và trợ giúp xã hội (+42,75%, đóng góp 21,3%), tài chính - ngân hàng – bảo hiểm (+9,4%, đóng góp 20,2%), công nghệ thông tin, viễn thông và truyền thông (+6%, đóng góp 14%)…v.v. Tuy nhiên, cũng có một số ngành giảm mạnh, kéo lùi đà tăng trưởng như du lịch, vận tải - kho bãi, lưu trú – ăn uống, công nghiệp khai khoáng...
Kết quả tích cực này đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn giá cả, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng lên 3,2% (từ mức 2% năm 2020), giá nguyên, nhiên vật liệu toàn cầu tăng mạnh trong năm 2021.
Lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% (mức thấp nhất 10 năm qua), thấp hơn mức CPI bình quân chung cho thấy lạm phát chủ yếu do yếu tố giá cả; và giá cả tăng chủ yếu là do chi phí đẩy (giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng) chứ không hẳn là cầu kéo (do sức cầu còn yếu). Tuy nhiên, áp lực lạm phát tại Việt Nam đang gia tăng.
Trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt 15,25 tỷ USD, tăng 4,1%; vốn đăng ký tăng thêm đạt 9,01 tỷ USD, tăng 40,5%, trong khi vốn góp, mua cổ phần đạt 6,89 tỷ USD, giảm 7,7% so với năm trước.
Điều này cho thấy mặc dù dịch bệnh bùng phát mạnh trên diện rộng, song Việt Nam vẫn duy trì được dòng vốn FDI nhờ dần kiểm soát được dịch bệnh và cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh.
Trái lại, giải ngân vốn FDI cả năm 2021 đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước; chủ yếu là do dịch bệnh bùng phát mạnh, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại hầu hết các tỉnh thành, khiến các dự án đầu tư bị ảnh hưởng.
Cán cân thương mại thặng dư 4 tỷ USD; cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp đẩy mạnh khôi phục sản xuất, xuất nhập khẩu. Đây cũng là năm thứ 6 Việt Nam xuất siêu liên tục, và xuất nhập khẩu tăng cao, cho thấy vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng xuất nhập khẩu ở đây là do yếu tố giá hàng xuất tăng.
Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, lãi suất cho vay giảm khoảng 0,8% so với đầu năm (năm 2020 giảm 1%), hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tín dụng. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng ước tăng khoảng 13,5%, cao hơn so với mức 13% năm trước.
Huy động vốn có tốc độ tăng chậm hơn, tăng khoảng 9%, thấp hơn mức tăng 13-14% các năm trước, một phần là do mặt bằng lãi suất thấp, phần khác là do dịch chuyển kênh đầu tư các tài sản sinh lời cao hơn như bất động sản, chứng khoán (cũng là xu hướng chung trên thế giới trong 2 năm qua).
Tỷ giá tương đối ổn định, thậm chí năm 2021, đồng VND tăng khoảng 1,2% so với USD, dù chỉ số đồng USD (DXY) tăng 6,7% năm 2021, chủ yếu là do: (i) niềm tin vào khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam, (ii) cung - cầu ngoại tệ nhìn chung khá cân bằng, khi cán cân thương mại thặng dư 4 tỷ USD, kiều hối đạt 18,2 tỷ USD (theo WB) và giải ngân FDI đạt 19,7 tỷ USD.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động (cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công thương…) trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ, nhờ đó Việt Nam được tháo mác “thao túng tiền tệ” từ tháng 4/2021 đến nay.
Cụ thể, kinh tế internet Việt Nam ước đạt 21 tỷ USD năm 2021 (khoảng 5,8% GDP năm 2021), tăng 31% so với năm 2020. Trong đó, quy mô thương mại điện tử năm 2021 ước đạt 13 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2020, trở thành kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh.
Thanh toán điện tử tăng nhanh với giá trị thanh toán qua kênh Internet, điện thoại di động và QR Code tăng tương ứng 29%, 88,3%, 129%, thuộc nhóm cao nhất thế giới; 16,4 triệu ví điện tử đang hoạt động, tăng 20,2% so với năm 2020.
Về đổi mới sáng tạo, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia (so với thứ hạng 42 năm 2019 và năm 2020), chủ yếu là do WIPO tính (27/81) chỉ số so với GDP đã điều chỉnh của Việt Nam (tăng 25,4% so với năm 2020). Việt Nam đứng thứ ba ASEAN về thu hút vốn đầu tư Fintech, chiếm 11% tổng số vốn của khu vực.
Năm 2021, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực và Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, tham dự và có tiếng nói tích cực tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN và giải quyết các vấn đề khu vực, quốc tế đang được quan tâm…
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn cung vaccine còn khan hiếm, chính sách ngoại giao vaccine đã được đẩy mạnh, giúp Việt Nam có nguồn vaccine để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Điều này đã giúp Việt Nam tự tin thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, thay đổi căn bản Chiến lược phòng chống dịch, góp phần phục hồi kinh tế - xã hội từ quý 4/2021. Việt Nam cũng đã và đang tận dụng tốt hơn từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận