8 điểm sáng đầu tư năm 2023
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Agribank (Agriseco) đã chỉ ra 8 mã cơ hội đầu tư từ những doanh nghiệp mở rộng công suất trong năm 2023.
ACV - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Cấu phần 3 (hạ tầng thiết yếu) của dự án Cảng hàng không Long Thành:
- Công suất: 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa.
- Dự kiến vận hành: năm 2025
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
- Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp giải phóng công suất của các cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đều đang trong tình trạng quá tải
- Nhu cầu phục vụ khách qua cảng trong tương lai có xu hướng tăng. Theo ước tính, tổng số hành khách thông qua cảng hàng không tăng 9,6%/năm trong giai đoạn 2019-2030, trong đó nội địa tăng 9,8% và quốc tế tăng 9,2%/năm theo kcịh bản cơ sở.
BAF - Công ty Cổ phần BAF Việt Nam
Các trang trại lợn (+226% công suất hiện tại):
Các dự án mới đưa vào vận hành:
- Xanh 1 & 2 : 60.000 lợn thịt
- Nam & Đông An Khánh: 10.000 lợn giống
- Bắc An Khánh: 30.000 lợn thịt
- Hải Đăng: 5.000 lợn giống + 30.000 lợn thịt
- Phú Yên 2: 30.000 lợn thịt
Các dự án vận hành trong Quý 1/2023:
- Thiên Phú Sơn: 6.250 lợn giống + 30.000 lợn thịt
- Tân Hợp: 60.000 lợn thịt
- Giai Xuân: 5.000 lợn giống & 30.000 lợn thịt Nhà máy giết mổ tại Bình Dương
- Công suất: 240 con/giờ
- Dự kiến vận hành: Quý 3- 4/2022
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Tiềm năng tăng trưởng lớn từ mô hình 3F, các trang trại chăn nuôi lợn mới của BAF sẽ đáp ứng nhu cầu về thịt sạch ngày một cao trên thị trường Việt Nam. Vào năm 2023 khi các dự án này đi vào hoạt động, quy mô đàn lợn của BAF sẽ lên đến 379.000 con lợn thịt (+247% yoy) và 44.450 con lợn giống (+144% yoy).
Ngoài ra BAF cũng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi giá heo có thể tăng trong năm 2023 khi thị trường Trung Quốc mở cửa khiến nhu cầu heo ngày càng lớn. 2 nhà máy giết mổ đi vào hoạt động giúp BAF đáp ứng được nhu cầu chế biến thực phẩm và hoàn thiện hơn mô hình 3F
DHG - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Dự án Beta Lactam tại KCN Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang
- Công suất: Khoảng 681 triệu tới 1 tỷ đơn vị sản phẩm/năm
- Dự kiến vận hành: năm 2024
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Nhà máy Betalactam Hậu Giang với công suất thiết kế có thể lên tới 1 tỷ đơn vị sản phẩm/năm sẽ giúp DHG gia tăng gấp đôi sản lượng hiện tại. Tháng 7 vừa qua DHG đã khởi công dự án và dự kiến hoàn thành vào năm 2024 với tiêu chuẩn Japan/EU-GMP. Các dây chuyền sản phẩm chính bao gồm: viên nén bao phim và không bao phim, viên nang, thuốc bột, thuốc cốm,... Nhóm sản phẩm thuốc kháng sinh có nhu cầu thị trường ổn định và thiết yếu nên việc mở rộng công suất nhóm này sẽ giúp DHG đẩy mạnh thị phần trong nước và gia tăng hoạt động xuất khẩu thuốc trong tương lai.
DBD - CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định
Dự án nhà máy thuốc điều trị ung thư Nhơn Hội, tỉnh Bình Định:
- Công suất: 3,5 triệu sản phẩm thuốc tiêm và 65 triệu sản phẩm thuốc viên mỗi năm
- Dự kiến vận hành: Dây chuyền thuốc tiêm từ tháng 3/2022 và thuốc viên đang chạy thử.
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Nhà máy dự kiến sẽ giúp DBD tăng gấp 3 lần công suất hiện tại về sản phẩm thuốc điều trị ung thư. Ngoài ra DBD dự kiến nhận phê duyệt tiêu chuẩn EU-GMP cho nhà máy này vào năm 2023, giúp tăng khả năng đấu thầu và gia tăng thị phần tại kênh phân phối bệnh viện ở Nhóm 1, 2 và biệt dược. Từ đó cải thiện chất lượng và giá bán sản phẩm so với hiện tại (do sản phẩm thuốc thuộc Nhóm 1 &2 có giá bán cao hơn khoảng 30% so với thuốc Nhóm 3-5 hiện tại của DBD). Mảng thuốc điều trị ung thư được đánh giá có tiềm năng tốt và có thể giúp DBD tăng thị phần kênh bệnh viện lên mức gần 40% trong nhóm sản phẩm này.
FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta
Dự án nhà máy thủy sản Sao Ta (Sóc Trăng):
- Công suất: 15.000 tấn/năm
- Dự kiến vận hành: 2023
Dự án nhà máy Tam An:
- Công suất: 5.000 tấn/năm
- Vận hành 1 phần từ Q2/2022
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Nhà máy Tam An đã vận hành 1 phần từ Q2/2022 qua đó đóng góp vào tăng trưởng sản lượng tích cực của FMC trong năm 2022. Nhà máy Sao Ta dự kiến sẽ vận hành vào năm 2023. Khi cả 2 nhà máy Tam An và Sao Ta cùng đi vào vận hành, công suất của FMC sẽ tăng thêm 20.000 tấn/năm, tăng khoảng 70% so với trước đó. Năm 2023, thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại có thể giúp nhu cầu xuất khẩu tôm của FMC tăng trưởng, bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ và EU.
GMD - CTCP Gemadept
Dự án cảng Gemalink Giai đoạn 2:
- Công suất tăng thêm: 1,5 triệu TEUs/năm, tăng 100% so với trước đó
- Dự kiến vận hành: 2024-2025
Dự án cụm cảng Nam Đình vũ Giai đoạn 2 (Hải Phòng):
- Công suất tăng thêm: 500.000 TEUs/năm, tăng 100% so với trước đó
- Dự kiến vận hành: đầu năm 2023
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ có thể đóng góp công suất tăng thêm đáng kể cho GMD ở cụm cảng phía Bắc. Cảng Nam Đình Vũ có vị trí thuận lợi ở hạ nguồn sông Cấm trước cầu Bạch Đằng. Trong bối cảnh Trung Quốc có thể mở cửa trở lại sau khi dừng chính sách zero Covid, cảng Nam Đình Vũ có thể hưởng lợi khi tăng được sản lượng từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rủi ro dư cung và cạnh tranh cao tại cụm cảng sông Cấm.
Giai đoạn 2 cảng Gemalink được đánh giá có triển vọng tích cực khi đây là cảng nước sâu ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong khi xu hướng hiện nay đang là dịch chuyển về cảng nước sâu để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho GMD trong dài hạn."
POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 (Đồng Nai)
- Công suất thiết kế: 750x2MW
- Dự kiến vận hành: Quý 4/2024 (NT3) Quý 4/2025 (NT4)"
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Hai nhà máy sử dụng nguồn LNG nhập khẩu dự kiến phục vụ nhu cầu tiêu thụ Đông Nam Bộ, là khu vực có phụ tải cao nhất toàn hệ thống hiện nay.
Với tổng công suất hiện hành của các nhà máy và công ty con là khoảng 4.200 MW, 2 nhà máy dự kiến bổ sung thêm 35% công suất cho PVPower, tao ra mức tăng trưởng tương ứng cho doanh thu của doanh nghiệp.
Các nhà máy hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán sản lượng bao tiêu theo hợp đồng (Qc). Khi đi vào vận hành 2 nhà máy sẽ đem lại dòng tiền đều với tỷ lệ bao tiêu sản lượng giao động trong khoảng 60-80%.
STK - CTCP Sợi thế kỉ
Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex (Nam Định)
- Công suất: 60.000 tấn
- Dự kiến vận hành:
❖ Giai đoạn 1: Quý 3/2023 (Công suất 36.000 tấn)
❖ Giai đoạn 2: Dự kiến vận hành: 2024 (Công suất 24.000 tấn)
Tiềm năng tăng trưởng từ dự án
Nhà máy sợi tổng hợp Unitex phù hợp với xu thế sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Các hãng thời trang ngày một ưa thích sử dụng chất liệu sợi tái chế, sợi tổng hợp. Với nhà máy Unitex, STK có thể đón đầu làn sóng xanh kể trên. Mặc dù vậy, nhu cầu đơn hàng được dự báo sẽ ở mức thấp trong đầu năm 2023 do tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận