7 cách giúp tiết kiệm tiền cực hiệu quả, ai cũng làm được
Nếu đang loay hoay không biết cách tiết kiệm tiền, bạn hãy tham khảo những mẹo dưới đây.
1. Ghi lại chi phí mỗi tháng
Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm tiền là tính xem bạn chi tiêu bao nhiêu. Theo dõi tất cả các khoản chi của bạn từ cà phê, đồ gia dụng, tiền boa… Sau đó, hãy phân loại chi phí thành các mục như: Chi phí hàng tháng, chi phí phát sinh, giải trí… và tính tổng mỗi mục đó. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng nhiều thì hãy dùng bảng sao kê để đảm bảo mình không quên bất cứ chi phí nào trong tháng.
Mẹo: Hãy tìm một app theo dõi chi tiêu. Các app này sẽ tự động phân loại các chi phí của bạn để lập ngân sách dễ dàng hơn.
2. Ngân sách tiết kiệm
Khi có ý tưởng về những gì cần chi tiêu trong một tháng, bạn có thể bắt đầu phác thảo cách chi tiêu dựa trên thu nhập. Sau đó, lập ra kế hoạch và hạn chế bội chi. Đảm bảo bạn phải tính đến các khoản chi phí xảy ra thường xuyên nhưng không phải hàng tháng, chẳng hạn như bảo dưỡng xe hơi.
Chú ý: Mỗi tháng cần tiết kiệm được 10 đến 15 phần trăm thu nhập của bạn.
3. Tìm cách cắt giảm chi tiêu
Nếu chi tiêu quá nhiều khiến bạn không thể tiết kiệm được như mong muốn, hãy cắt giảm dần. Xác định những thứ không cần thiết như giải trí và ăn uống. Ngoài ra, hãy tìm cách tiết kiệm các chi phí cố định hàng tháng như tivi và điện thoại di động.
Dưới đây là một số ý tưởng để cắt giảm chi phí hàng ngày:
- Tham gia các group cộng đồng để tìm kiếm các sự kiện giải trí tham gia miễn phí.
- Hủy các đăng ký và tư cách thành viên bạn không sử dụng, đặc biệt nếu chúng tự động gia hạn.
- Cam kết chỉ đi ăn ngoài một lần mỗi tháng và thử những địa điểm được xếp vào danh mục đồ ăn bình dân mà vẫn ngon.
- Khi bị cám dỗ bởi mong muốn mua đồ, hãy đợi vài ngày và sau đó sự khao khát sở hữu món đồ đó sẽ qua đi, bạn tiết kiệm được tiền.
4. Đặt mục tiêu tiết kiệm
Một trong những cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là đặt mục tiêu. Bắt đầu bằng cách nghĩ xem bạn muốn tiết kiệm để làm gì: Bạn sắp kết hôn, lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hoặc tiết kiệm để nghỉ hưu. Sau đó, tính toán số tiền bạn cần và mất bao lâu để tiết kiệm.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:
Ngắn hạn (1-3 năm)
- Chi phí sinh hoạt, đề phòng).
- Kỳ nghỉ.
- Trả trước cho một chiếc xe hơi.
Dài hạn (4 năm trở lên)
- Thanh toán trước khi mua nhà hoặc sửa nhà.
- Cho con đi học.
- Nghỉ hưu.
5. Quyết định những thứ cần ưu tiên
Sau chi phí và thu nhập, mục tiêu có thể có tác động lớn nhất đến cách bạn phân bổ tiền tiết kiệm của mình. Hãy ghi nhớ các mục tiêu dài hạn và điều quan trọng là kế hoạch nghỉ hưu không làm lùi bước các nhu cầu ngắn hạn.
Mẹo: Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu tiết kiệm để bạn có ý tưởng rõ ràng về kế hoạch tiết kiệm.
6. Tự động tiết kiệm
Hầu hết tất cả các ngân hàng đều cung cấp chuyển khoản tự động giữa tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm. Bạn có thể chọn thời gian, số tiền và địa điểm để chuyển tiền hoặc thậm chí chia nhỏ khoản tiền gửi trực tiếp của mình để một phần của mỗi phiếu lương chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm của bạn.
Mẹo: Chia nhỏ khoản tiền gửi trực tiếp của bạn và thiết lập chuyển khoản tự động là những cách đơn giản để tiết kiệm tiền vì bạn không cần phải suy nghĩ về điều đó và nó làm giảm sự cám dỗ để tiêu tiền.
7. Kiểm tra khoản tiết kiệm hàng tháng
Xem xét ngân sách và kiểm tra khoản tiết kiệm hàng tháng giúp bạn không chỉ bám sát kế hoạch tiết kiệm cá nhân mà còn xác định và khắc phục các vấn đề một cách nhanh chóng. Hiểu cách tiết kiệm tiền có thể truyền cảm hứng cho bạn để tìm ra nhiều cách tiết kiệm hơn và đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận