24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Bang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

7 cách để cải thiện chất lượng mối quan hệ

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những căng thẳng và khó khăn, hãy áp dụng các chiến lược dưới đây để cải thiện chất lượng của mối quan hệ nhé.

1. Áp dụng tỷ lệ 5:1

Con người thường thích được đánh giá cao, ngưỡng mộ và đồng tình, dù bằng lời nói hay hành động. Và những điều ấy càng nhiều thì càng tốt, miễn là với sự chân thành.

Nhà văn, diễn giả Ken Blanchard đã từng khuyên, hãy "để ý mỗi khi họ làm đúng" và khen ngợi nỗ lực của họ.

Nhà tâm lý John Gottman thì nhận xét, "năm lần tương tác tích cực mỗi lần tương tác tiêu cực" là điều cần thiết để nuôi dưỡng một mối quan hệ.

Những mối quan hệ phát triển bền vững đều nhờ có nhiều sự quan tâm tích cực. Và đó là một chiến thắng kép khi chính bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn, vì bạn lan tỏa sự tích cực.

2. Làm rõ điều bạn mong muốn

Trong một mối quan hệ lâu năm, chúng ta gần như có bản năng thứ hai là giao tiếp một cách xuề xòa và thậm chí gần với sự ra lệnh. Ví dụ, "nhặt đồ của anh lên đi", "cho vay 100 nghìn nào", "đừng có to tiếng"…

Thay vì giao tiếp theo kiểu trên, hãy thử cách sau: "Tôi thích X hơn; bạn thấy thế nào?". Trong đó, "X" có thể đại diện cho bất kỳ điều gì bạn muốn người kia nói hoặc làm trong tương lai. Ví dụ, "Em thích anh nói với em bằng một giọng nhẹ nhàng hơn, anh thấy thế nào về điều này?" Hãy chắc chắn nói rằng "bạn cảm thấy như thế nào". Điều này sẽ khiến người đó phản hồi, cam kết hoặc ít nhất phản đối để thảo luận thêm.

3. Nhìn về tương lai, đừng ở lại trong quá khứ

Khi thảo luận về một vấn đề hoặc làm rõ những điều bạn mong muốn, hãy tránh khơi lại quá khứ và tranh cãi về việc ai đã làm gì, ai đúng ai sai, ai là người nhiều lỗi nhất hay lỗi đó là gì. Để bảo vệ bản thân, chúng ta thường đào bới không ngừng và cáo buộc người khác.

Giả sử bạn muốn đối tác không cao giọng với bạn. Bạn có thể sẽ bắt đầu nhìn lại quá khứ: "Anh đã to tiếng với em mấy ngày vừa qua. Hôm nay anh còn quát 'dọn dẹp đống bừa bộn của bọn trẻ đi'"

Thay vào đó, hãy ngay lập tức hướng tới tương lai. Hãy nói "Em thích anh nói với em bằng một giọng nhẹ nhàng hơn. Anh cảm thấy thế nào về yêu cầu của em?", điều này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc bắt đầu bằng những lời buộc tội.

Tôi chưa từng thấy cặp đôi nào có thể giải quyết mâu thuẫn bằng cách bới móc những điều đã xảy ra trong quá khứ.

4. Thảo luận về mối quan hệ định kỳ

Có một cuộc thảo luận về mối quan hệ định kỳ (Regularly Scheduled Relationship Discussion – RSRD) gồm cả những phản hồi tích cực và tiêu cực có tính xây dựng, là cần thiết cho sự phát triển của mối quan hệ. Nhiều cặp đôi tôi làm việc cùng đã lên lịch RSRD của họ hàng tuần.

Hãy bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách nêu ra những điều bạn hài lòng về đối phương hoặc về sự tương tác của cả hai. Sau đó nêu ra những thách thức đang có trong mối quan hệ. Kết thúc bằng cách hẹn lịch (ngày và giờ) cho buổi RSRD tiếp theo. Hãy đảm bảo thực hiện việc này ổn định, ngay cả khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.

5. Tập trung vào các giải pháp hiệu quả

Trong việc quản lý xung đột, các cặp đôi thường tranh luận về việc liệu một giải pháp được đưa ra có phù hợp cho cả hai, hợp lý và công bằng hay không. Thay vào đó, hãy tìm một giải pháp phù hợp với cả hai người.

Giả sử bạn yêu cầu đối phương viết "Tôi yêu vợ" 1.000 lần để đền bù cho sự đối xử tệ bạc. Yêu cầu nãy sẽ có vẻ không hợp lý hoặc công bằng khi yêu cầu, nhưng nếu cả hai đều đồng ý, hãy thực hiện nó! Một giải pháp mà cả hai đều đồng tình sẽ là hợp lý và công bằng.

6. Dành sự chú ý cho nhau

Mượn lời John Gottman, “Một lời nhận xét đơn giản, mỉm cười hoặc gật đầu, hãy thể hiện rằng bạn đang chú ý lắng nghe và đồng điệu với người đang trò chuyện. Quan sát và xen kẽ giữa các ý kiến của họ với các dấu hiệu của sự thấu hiểu”. Ví dụ:

Người khác: "Tớ đang rất thích một video xem tối qua."

Bạn: "Hay vậy? Có thể tớ cũng thích đấy"

Người khác: "Em đang bị đau bụng."

Bạn: "Sao thế? Em có đau lắm không?"

Ngay cả một cái gật đầu đơn giản hoặc "ừm/ ừ" cũng sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn.

7. Thực hành Chấp nhận vô điều kiện

Chấp nhận vô điều kiện (Unconditional Other Acceptance - UOA) là yếu tố cần để phát triển một mối quan hệ viên mãn. Khi bạn thấy đối phương có vẻ “khó ưa”, hãy tự nhắc mình rằng điều này chỉ chứng tỏ người ấy là một người bình thường và không hoàn hảo.

Để có được niềm hạnh phúc và yêu thương trong mối quan hệ, chúng ta cần phải trải qua những thất vọng và bất hòa. Ở trạng thái tốt nhất, một tình yêu sâu sắc đôi khi đi kèm với những nỗi đau cảm xúc. Việc chấp nhận ai đó vô điều kiện có thể là không dễ dàng, nhất là trong những thời điểm khó khăn của cuộc sống. Thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn nữa là thiết yếu và sẽ giúp ích cho bạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả