6 tâm lý sai lầm khi đầu tư chứng khoán
Tâm lý là sự phản ánh chuẩn xác về thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến của thị trường chứng khoán. Hiện nay có rất nhiều tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi và dự định của nhà đầu tư. Trong đó, một số tâm lý sai lầm phổ biến khi đầu tư chứng khoán gồm:
1. Quá tự tin
Tự tin thái quá là hành vi tâm lý trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Nó có thể che mờ đi lý trí của bạn khi dự đoán kết quả của đầu tư. Nhà đầu tư khi quá tự tin thường sẽ không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục. Cũng chính vì thế, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động của định giá cổ phiếu cũng như thị trường chung.
2. Tư duy chắp vá
Tư duy chắp vá cũng là một tâm lý đầu tư chứng khoán có liên quan đến sự tự tin thái quá của nhà đầu tư. Ví dụ như, vào ban đầu, bạn đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những thông tin có sẵn. Nhưng sau đó, bạn lại nhận được thông tin khác có ảnh hưởng đến dự đoán ban đầu.
Tuy nhiên, thay vì bắt đầu phân tích điều mới, bạn chỉ lại chăm chú vào việc chỉnh sửa lại các phân tích cũ. Lúc này, bạn đang tư duy theo lối mòn, phân tích một cách chắp vá. Điều này không giúp bạn phản ánh được đầy đủ từ các thông tin mới. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà đầu tư bị rối bời với những thông tin mới.
3. Giảm thiểu hối tiếc
Ví dụ, khi bạn bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng là 20% và sau đó giá lại tiếp tục tăng. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu tự nhủ với bản thân rằng: “Nếu biết sẽ tăng thế này tôi đã đợi tiếp chứ không bán làm gì. Tiếc thật!”
Hoặc ngược lại, cổ phiếu của bạn đang giảm điểm, bạn phải trải qua thời gian nhanh chóng bán tháo để ngăn chặn sự thua lỗ.
Kết quả của giao dịch trong quá khứ thường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch của bạn trong tương lai. Tất cả những hối tiếc trên sẽ làm cho bạn thấy khó chịu và ức chế. Do đó, bạn nên tránh đầu tư tập trung hoặc cân nhắc thận trọng để tránh đưa ra các quyết định hối tiếc
4. Khung phụ thuộc
Mức độ rủi ro của bạn được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân, giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Khung phụ thuộc là khái niệm đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường.
Ví dụ như, nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì bạn cũng phải sẵn sàng chịu rủi ro cao hơn lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.
5. Sợ thua lỗ
Đối với các nhà đầu tư, tiền chính là những đứa con tinh thần quý giá. Do đó, không một ai thích cảm giác thua lỗ và mất tiền cả! Tuy nhiên, việc ác cảm với sự thua lỗ có thể dẫn bạn đến những khoản tổn thất nặng nề hơn.
Ví dụ, một trong số các khoản đầu tư của bạn có thể giảm 20-25% vì lý do tốt. Lúc này, quyết định phổ biến là quên đi thua lỗ ấy và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn lại không thể làm cho giá chứng khoán tăng trở lại.
Và những suy nghĩ tiếp theo sẽ rất nguy hiểm, bởi nó thường dẫn đến những tổn thất nặng nề khác. Hành động này cũng như các “con bạc” cố gắng cược những khoản tiền lớn với hy vọng gỡ gạc lại số vốn đã mất.
6. Cơ chế phòng thủ
Thông thường, các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Đôi khi, các khoản đầu tư bị thua lỗ, bạn sẽ nghĩ rằng đó không phải lỗi của bản thân mình. Suy nghĩ này được hình thành vì bạn đang quá là tự tin.
Từ sự tự tin thái quá ấy, nó sẽ tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ dành cho bản thân. Nhà đầu tư sẽ không chịu nhận lấy khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi do thị trường…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận