6 sai lầm trong đầu tư mà những bậc thầy kinh điển cũng từng mắc phải
Có vô vàn lý do khiến cho tài khoản của bạn rơi vào tình trạng tình trạng Call Margin, hoặc thậm chí là “cháy”, điều quan trọng là hạn chế các sai lầm đến mức thấp nhất, tồn tại được ở trên thị trường là một điều vô cùng khó khăn gian khổ chứ chưa nói gì đến việc chiến thắng và tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường.
1. Cố chấp với suy nghĩ "hold to die"
Giá cổ phiếu đã giảm, gãy trend, thủng nền, tình hình tài chính công ty và kết quả kinh doanh không còn khả qua nhưng với tâm lý không muốn thua lỗ bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi thua lỗ quá lớn và bạn phải trả giá đắt. Cho tới nay, đây vẫn là sai lầm phổ biến nhất mà đa số các nhà đầu tư mắc phải. Họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đầu cơ cao và ẩn chưa rủi ro rất lớn.
Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ. Quy luật cắt lỗ cổ phiếu thường ở mức 7% hoặc 8% so với giá mua. Việc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo nhà đầu tư có thể bảo toàn vốn và tiếp tục tham gia đầu tư trong tương lai.
2. Tâm lý bắt đáy với hi vọng “bán đỉnh”
Nhà đầu tư nào cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận, vậy nên suy nghĩ "mua đáy bán đỉnh" là một trong những suy nghĩ phổ biến. Tuy nhiên, một cổ phiếu đang xuống giá không đồng nghĩa với việc đó là một "món hời" thật sự. Việc đầu tư vào một mã cổ phiếu giảm giá rất mạnh có thể khiến nhà đầu tư mắc sai lầm kinh điển của các "tay mơ" – trong khi không xem xét liệu cổ phiếu có tiềm năng tăng giá hay không.
3. Gia tăng cổ phiếu giảm giá để “cân bằng giá”
Nếu bạn mua một cổ phiếu tại mức giá 40 USD rồi sau đó mua thêm khi nó rơi xuống giá 30 USD để cân đối mức lỗ thì bạn đang theo chân những kẻ thất bại. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra sự thua lỗ trầm trọng và kéo danh mục đầu tư của bạn xuống vực sâu.
4. Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì số lượng nhỏ cổ phiếu giá cao
Nhiều người nghĩ rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu mua số lượng hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phần. Điều này tạo cho người mua cảm giác rằng họ đang mua được nhiều hơn với số tiền của mình. Hãy nên mua 30 hoặc 50 cổ phần có giá cao của những công ty đang thể hiện thành tích tốt và hãy suy nghĩ theo số tiền mà bạn đầu tư thay vì số cổ phần bạn có thể mua.
Hãy mua mặt hàng tốt nhất có thể, chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Nhiều nhà đầu tư không cưỡng lại nổi trước những cổ phiếu 2 USD, 5 USD, hoặc 10 USD. Nhưng đa số các cổ phiếu được bán ở mức giá 10 USD hoặc thấp hơn đều có lý do.
Hoặc là chúng từng có vấn đề trong quá khứ hoặc đang gặp rắc rối ngay trong hiện tại. Cổ phiếu cũng như mọi thứ hàng hoá khác, mặt hàng tốt nhất không bao giờ có mức giá rẻ nhất, hay nói cách nôm na là “tiền nào của ấy”.
5. Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng
Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà thiếu sự chuẩn bị thiết yếu, nghiên cứu những phương pháp hợp lý nhất, hoặc thu thập những kỹ năng và kỷ luật nền tảng – có thể khiến bạn lỗ nặng. Nhiều khả năng bạn sẽ lao vào một cổ phiếu nào đó quá vội vàng và sau đó lại quá chậm trong việc cắt giảm thua lỗ khi bạn phạm sai lầm.
6. Chọn cổ phiếu hạng hai vì cổ tức cao hoặc P/E thấp
Cổ tức và P/E không quan trọng bằng tỉ lệ tăng trưởng EPS. Trong nhiều trường hợp, một công ty càng trả cổ tức cao bao nhiêu thì càng yếu bấy nhiêu. Có thể công ty đó phải vay nợ lãi suất cao để đổ đầy các quỹ chi trả dưới hình thức cổ tức.
Những công ty đang hoạt động tốt thường sẽ không chi trả cổ tức. Thay vào đó, họ sẽ đầu tư nguồn vốn của mình vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc những hoạt động cải tiến khác. Ngoài ra, nên nhớ rằng bạn có thể mất số tiền bằng một kỳ cổ tức chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày dao động của giá cổ phiếu.
Còn về P/E, một tỉ số P/E thấp có thể là vì thành tích của công ty đó trong quá khứ quá kém cỏi. Đa số cổ phiếu đều được bán đúng với giá trị thật của chúng tại thời điểm đó
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận