5G phủ sóng 25% dân số toàn cầu vào năm 2030
Theo báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh McKinsey, ngành công nghiệp vô tuyến sẽ đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển mạng 5G. Song 10 năm tới, làn sóng 5G đầu tiên sẽ không mang lại lợi ích cho hầu hết mọi người.
McKinsey dự đoán đợt triển khai 5G đầu tiên sẽ tiêu tốn khoảng 700-900 tỷ USD, phủ sóng khoảng 25% dân số toàn cầu vào năm 2030. Tuy nhiên, chỉ những người sống ở các khu vực giàu có và phát triển của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu mới được hưởng lợi các dịch vụ từ 5G mạng.
Tốc độ tải xuống mạng 5G nhanh hơn khoảng 10 lần so với mạng 4G hiện có. Số lượng thiết bị kết nối với mỗi trạm gốc tăng gấp 100 lần. Vì các mạng 5G cần thiết bị đắt tiền, trong tương lai gần, nó chỉ phủ sóng tại các khu vực cụ thể.
Tuy nhiên, cũng có một loại mạng 5G cho tốc độ chậm hơn và chi phí đầu tư thấp hơn. Nó tận dụng phổ tần số dành cho mạng 4G hiện tại, được gọi là mạng 5G không độc lập (5G standalone). Đến năm 2030, mạng 5G này sẽ chiếm 80% dân số thế giới và chi phí xây dựng khoảng 400-500 tỷ USD. Mặc dù tốc độ của mạng 5G này chỉ nhanh hơn một chút so với mạng 4G hiện có nhưng vì trạm gốc có thể kết nối nhiều thiết bị hơn và thời gian trễ khi truyền dữ liệu được rút ngắn, mạng này vẫn mang đến cho người dùng nhiều ứng dụng mới.
Báo cáo cũng cho biết, trước năm 2030, các mạng 5G băng tần thấp (dưới 1 GHz) và băng tần trung (dưới 6 GHz) sẽ phủ sóng khoảng 80% dân số thế giới tương ứng khoảng 7 tỷ người.
Hiện nay, khoảng 40% dân số thế giới không có đủ kết nối và đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 20%. Do đó, GDP toàn cầu sẽ tăng ít nhất 1,5 đến 2 nghìn tỷ USD.
Các ngành công nghiệp khác nhau có tác động kinh tế khác nhau đối với 5G. Chỉ cần nhìn vào bốn lĩnh vực di động, y tế, sản xuất và bán lẻ, GDP toàn cầu có thể tăng 1,5 - 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Ví dụ, tai nạn xe hơi sẽ giảm, dịch vụ y tế từ xa sẽ trở nên phổ biến và quản lý chuỗi cung ứng sẽ được tối ưu hóa. Bốn ngành công nghiệp chính được đề cập ở trên chiếm 30% GDP toàn cầu.
Một công nghệ kết nối tốc độ cao khác sẽ đóng vai trò chủ đạo đó là truy cập Internet băng rộng qua vệ tinh. Các nhà khai thác vệ tinh như SpaceX và OneWeb của SoftBank sẽ triển khai hàng ngàn vệ tinh trên quỹ đạo tầm thấp của Trái đất để bao phủ thế giới bằng các mạng Internet băng rộng giá rẻ. Amazon cũng muốn tham gia vào cuộc đua Internet trong không gian thông qua dự án đưa hàng ngàn vệ tinh vào không gian để phủ sóng Internet toàn cầu có tên là Project Kuiper.
Báo cáo nêu rõ: “Nếu các vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) được triển khai thành công, chúng có khả năng làm thay đổi cuộc chơi và gần như xóa bỏ mọi khoảng trống về Internet băng rộng. Nhưng chúng vẫn còn nhiều rào cản khác cần giải quyết ngoài vấn đề vùng phủ sóng như sự sẵn sàng về thiết bị đầu cuối và khả năng chi trả của các thiết bị cũng như giá cả gói dữ liệu”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận