24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hà Ngọc Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

5 yếu tố thuộc về cảm xúc khiến bạn không thể nào giàu lên được

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn không thể nào truyền cảm hứng cho những người xung quanh nếu không đưa họ lên tới một mức cảm xúc nhất định.

Tuy nhiên, khi xét đến tiền bạc, làm giàu thì cảm xúc là kẻ thù. Đây là một khẳng định được nhấn mạnh trên website về tài chính cá nhân GOBankingRates. Các chuyên gia về tài chính trong nhiều năm liền cũng đã chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy đưa ra các quyết định tiền bạc dựa trên cảm xúc sẽ khiến các nhà đầu tư và các chủ kinh doanh nhỏ nhanh chóng thất bại. Điều trớ trêu là, đa phần chúng ta đều chẳng hề nhận ra mỗi ngày ai cũng lựa chọn dựa trên cảm xúc và tự cho đó là các quyết định đầy lý trí.

Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng rõ ràng hơn về giọng nói bạn nghe được trong đầu. GOBankingRates cũng đã cung cấp một vài insight hết sức thú vị về việc cảm xúc sẽ khiến các quyết định tài chính sai lầm như thế nào. Dưới đây là 5 cảm xúc "tai hại" nhất.

1. Ghen tỵ

Ghen tỵ khiến bạn theo đổi những mục tiêu không khả thi.

Khá nhiều nhà đầu tư đưa ra những quyết định sai lầm do ghen tỵ và tâm lý bắt chước thành công của người khác. Chẳng hạn, nếu thấy một người mua cổ phiếu của công ty nào đó với giá cao và đặt kỳ vọng giá sẽ tăng gấp đôi sau nửa tháng thì họ sẽ bắt đầu ghen tỵ và bắt chước theo hành vi đó. Điều này dẫn tới bạn rất dễ lựa chọn theo quyết định của người khác mà không suy xét, đánh giá kỹ vấn đề.

Bài học ở đây là khi cổ phiếu tăng giá thì không có nghĩa nó sẽ liên tục tăng hoặc thậm chí là sẽ giảm. Đồng thời, một cách tiếp cận thông minh hơn khác đó là thay vì mua theo họ thì hãy tự đặt câu hỏi tại sao họ lại mua cổ phiếu đó? Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ chiến lược đầu tư của mọi người hơn và cũng có thời gian để cân nhắc quyết định của mình.

2. Sợ hãi

Sợ hãi sẽ khiến bạn hành động sai lầm trong khi đáng lẽ ra bạn không nên làm gì cả.

Theo GOBankingRates, sai lầm phổ biến mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mắc phải đó là khi thị trường đi xuống, vì khủng hoảng, sợ hãi nên họ thường bán tháo cổ phiếu. Họ không đủ bình tĩnh để chờ thị trường ổn định lại.

Trong những trường hợp như vậy thì kiến thức và lập kế hoạch trước là những giải pháp tốt nhất. Bạn phải quyết định được bao nhiêu tiền muốn đầu tư trong dài hạn (bao gồm cả thời điểm và các tình huống sẽ xảy ra nếu bạn bán toàn bộ chứng khoán mình có), đồng thời, luôn có một kế hoạch hành động rõ ràng để tránh bị cảm xúc lấn át khi thị trường biến động.

3. Hy vọng "mù quáng"

Hy vọng ngăn bạn nhìn thấy những viễn cảnh thực tế trong tương lai.

Nếu không lạc quan thì chẳng ai có thể đầu tư cả. Tuy nhiên, quá lạc quan sẽ khiến bạn không thể đưa ra những lựa chọn thông minh như quyết định bán khi xu hướng dài hạn cho thấy tài sản có khả năng mất giá trị. Đặc biệt, hy vọng cũng khiến bạn tin rằng các tình huống gần đây hoặc hiện tại sẽ kéo dài mãi mãi, chẳng hạn như thị trường vẫn tiếp tục được duy trì ổn định.

Lúc này, thay vì chỉ xem xét các số liệu trong một vài năm thì hãy nghiên cứu dữ liệu trong vài thập kỷ trước đó để có những dự đoán tốt hơn về thị trường trong tương lai.

Hai nhà tâm lý học Knox và Inkster từng làm một thí nghiệm và nhận được kết quả như sau: Tại những cuộc đua ngựa, 30 giây trước khi đặt tiền, 90% người chơi cảm thấy lưỡng lự và không chắc chắn; 30 giây sau khi đặt tiền, 80% những người này lại cảm thấy lạc quan và tin tưởng hơn rất nhiều. Thậm chí họ còn nhanh chóng từ chối lời đề nghị mua lại tấm vé cược của nhóm nghiên cứu với giá hời, cho dù cơ sở để họ sở hữu tấm vé này vẫn y như cũ.

Hy vọng, khi gắn với các vấn đề liên quan đến tiền bạc thì nó sẽ khiến chúng ta có thể bị hoang tưởng, tự lừa dối chính mình và do đó, bạn cũng khó nhìn thấy được những cơ hội tốt.

4. Bướng bỉnh

Bướng bỉnh sẽ khiến bạn gắn chặt với một thứ gì đó mà không thể thoát ra ngoài.

Là người kinh doanh, ít nhiều, ai cũng có chút bướng bỉnh. Đây là yếu tố cần thiết giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách, tránh hành động vội vàng và không bỏ qua các cơ hội. Tuy nhiên, quá "cứng đầu" đôi khi cũng dẫn chúng ta đến những thua lỗ vô cùng lớn.

Chẳng hạn, chúng ta mua cổ phiếu sau khi đã tính toán kỹ mọi trường hợp tệ nhất. Sau đó, cổ phiếu này bắt đầu đợt giảm giá đầu tiên nhưng bản tính bảo thủ nhắc nhở bạn không được bán ra cổ phiếu. Và rồi cổ phiếu tiếp tục giảm sâu hơn nữa, thậm chí, vượt qua ngưỡng cắt lỗ nhưng thực tế này không thể nào thắng nổi sự kiêu ngạo về những lần đầu tư thành công trong quá khứ. Bạn chủ quan và cuối cùng chịu kết cục mất trắng.

5. Tự mãn

Tự mãn khiến bạn nghĩ rằng bạn thông minh hơn những người khác

Có thể bạn đã từng có được những quyết định đầu tư thành công và thắng lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư thành công không hẳn là người có số lượng các quyết định đầu tư thành công nhiều hơn số lần thất bại, mà đó là người thu được lợi nhuận nhiều hơn chi phí bỏ ra.

Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro và bạn thành công đôi khi cũng nhờ may mắn. Thế nên, hãy cẩn trọng với sự tự mãn của mình, đừng để nó làm lu mờ lý trí của bạn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả