5 sai lầm khiến bạn đã nghèo càng nghèo thêm
Bạn cần phải thay đổi, cần phải hoạch định lại cách chi tiêu nếu bạn không muốn trở thành trắng tay khi về già. Những thói quen ấy được liệt kê sau đây:
Không gửi tiền đầu tư ngân hàng
Truyền thống tiết kiệm tiền luôn hữu hiệu, thậm chí người giàu có cũng duy trì thói quen này. Nếu bạn chưa dư dả nhiều, thì ít nhất cũng phải để ra chút ít hàng quý để gửi đầu tư ngân hàng.
Một người không gửi tiền ngân hàng (có thể là để đầu tư hoặc góp vốn) thì có đến đâu, tiêu đến đó, khi cần thiết không biết xoay xở ra sao. Vay tiền không phải chuyện dễ dàng và càng khó để cho ai đó tin tưởng nếu bạn không có số tiền nhất định ở ngân hàng.
Nếu bạn không biết hoặc chưa biết đầu tư vào đâu thì ít nhất bạn nên tham khảo các ngân hàng lớn, họ sẽ cung cấp cho bạn nhiều hạng mục.
Ngày nay, các ngân hàng cung cấp nhiều khoản tiền gửi mà bạn có thể kiếm được lãi suất sinh lời và cơ hội này thực sự đáng để tận dụng. Bạn đừng chỉ nghĩ “lãi ngân hàng được bao nhiêu mà gửi, có ít tiền thế này thì gửi làm gì cho mất công”.
Bạn phải đặt ra cho mình chỉ tiêu, mỗi quý, mỗi tháng để ra một khoản nào đó, ít cũng được nhưng cần thiết để tạo nên thói quen có tiền trong ngân hàng.
Không cố gắng tìm một công việc tốt hơn
Để có nhiều tiền hơn, bạn cần kiếm cho mình một công việc ổn định và lương khá. Nếu bạn ngại thay đổi, ngại thích ứng, ngại vất vả thì bạn không bao giờ có ngày tươi sáng về tài chính. Không thể có chuyện trúng số hay nhặt được tiền của ai đó giữa đường mà dư dả được.
Nếu bạn chưa có khả năng tìm việc tốt hơn, lương cao hơn thì phải tìm cách học hỏi, phát triển bản thân để nghĩ đến việc thay đổi công việc hiện tại. Phát triển bản thân không bao giờ là thừa, ngay cả với người lớn tuổi. Học việc mới, sáng tạo hoặc ít nhất là chăm chỉ thì mới mong có tiền dư dả ở ngân hàng.
Cho bạn bè vay tiền
Căn nguyên của thói quen tài chính xấu là cho vay. Có thể cho vay lãi cao hay thấp ngoài ngân hàng cũng là rủi ro. Đặc biệt cho người thân và bạn bè vay là điều tối kị. Kể cả khi bạn là người hào phóng, muốn giúp đỡ bạn bè và những người thân yêu về mặt tài chính nhưng điều ấy trên thực tế chứng minh, rằng sẽ “mất cả trì lẫn chài”, mất cả tình cảm lẫn tiền bạc.
Bạn nên tìm cách giúp đỡ họ ở cách khác, ví dụ an ủi, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, hoặc giới thiệu cho họ việt làm thêm để có thêm thu nhập, chứ hạn chế đến mức cao nhất có thể: đừng cho vay! Bởi vì, sau này cái mà bạn không phải là mất tiền, mà là mất lòng tin, niềm tin vào mọi người.
Hoang phí
Mỗi khi bạn định mua một món hàng đắt tiền, hãy cố gắng nhìn vào các con số trên tấm thẻ sau khi trừ đi số tiền định mua. Ví dụ, bạn định mua cái túi đẹp giá 1000 đô, sau khi trừ đi còn lại bao nhiêu trong thẻ. Bạn sẽ hình dung tháng tới bạn sẽ phải làm gì và chi tiêu ra sao, số tiền tiết kiệm còn lại là bao. Khi đi du lịch, bạn thấy cám dỗ khi nơi đó quá đẹp, định ở lại thêm vài đêm nữa thì số tiền còn lại là bao nhiêu…
Nhớ điều ấy, trước khi định trả tiền thì nhẩm ngay đến số tiền còn lại. Nếu không, bạn sẽ hoang phí quá độ và sẽ cảm thấy hối tiếc.
Người giàu có hoặc người dư dả khi về già là người thường biết kìm chế khi đi vào các cửa hàng sang trọng mặc dù thực tế là họ kiếm được rất nhiều tiền và đủ khả năng chi trả.
Lười biếng
Lười biếng thì không thể được trả lương cao, cũng như không thể tìm được việc tốt. Đôi khi, quá mệt mỏi, bạn cũng cần nghỉ ngơi, thậm chí nghỉ một thời gian để lập lại trật tự cuộc sống, để nạp năng lượng tốt hơn cho việc mới. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài, nó sẽ trở thành thói quen. Lười biếng vận động, lười biếng công việc, lười biếng nấu ăn. Kết quả là đã nghèo, lại càng nghèo.
Cuộc sống trôi đi nhanh chóng, chỉ một thời gian, nhìn lại bạn bè xung quanh có đầy đủ mọi thứ, còn mình, vẫn y nguyên. Đó không phải là họ gặp may mắn, mà là do mình lười biếng mà thôi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận