menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trịnh Hải Hoàn Pro

5 sai lầm hay mắc của nhà đầu tư mới

Tôi tham gia thị trường từ 2006. Hiện nay đầu tư toàn thời gian, không làm cho tổ chức nào. Những bài học dưới đây, tôi từng gặp trong quá khứ nên tôi chia sẻ lại cho bạn. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là đầu tư, sai lầm là điều không thể tránh khỏi, chúng ta sẽ tiếp tục gặp những sai lầm phía trước. Quan trọng là ta nhận ra, nhận thức đúng, và rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đó.

1. Nghe theo tư vấn, khuyến nghị của môi giới và người khác

Môi giới là nhân viên công ty chứng khoán, được hưởng lương từ công ty chứng khoán, được hưởng hoa hồng từ phí giao dịch thu từ các giao dịch của khách hàng như bạn. Bản thân họ không hoặc chưa đủ kinh nghiệm, trải nghiệm trên con đường đầu tư để có thể tư vấn cho bạn đầu tư cổ phiếu.

Thậm chí, môi giới cũng có thể tư vấn bạn theo cách mà công ty tư vấn chung cho tất cả các khách hàng. Nghĩa là bộ phận phân tích của công ty sẽ gửi tư vấn chung cho các môi giới, và môi giới gửi đến các khách hàng. Nhưng, bạn đừng quên rằng, công ty chứng khoán cũng có nghiệp vụ tư doanh. Họ cũng mua và bán cổ phiếu. Chắc chắn họ sẽ nói với bạn rằng, đó là 2 bộ phận độc lập không liên quan đến nhau. Nhưng ai dám chắc điều đó? Có mâu thuẫn lợi ích trong từng dòng phân tích, tư vấn không?

Nếu không phải là môi giới, mà tư vấn từ người khác “phím” cho bạn mua một mã cổ phiếu nào đó, mà bạn không hiểu rõ bản chất, không hiểu tại sao mua, bạn sẽ không biết khi nào cần bán. Bạn sẽ dễ dàng bán quá sớm, hoặc bán quá muộn khi doanh nghiệp gặp khó khăn trở ngại làm cổ phiếu giảm giá dài hạn…

Bài học là không mua bán dựa trên lời khuyên của người khác. Bạn chỉ nên tiếp nhận thông tin, sau đó tự xử lý và tự ra quyết định là của bạn.

2. Mua cổ phiếu theo thanh khoản lớn

Lúc mới vào nghề đầu tư, chưa có kinh nghiệm, tôi cũng đã từng rất thích cổ phiếu có thanh khoản lớn. Cổ phiếu nọ có thanh khoản rất lớn, mua hay bán bao nhiêu đều được, bán lúc nào cũng khớp. Nhiều khi giao dịch 10 phiên đã có khối lượng hơn nửa số cổ phiếu lưu hành của công ty.

Tuy nhiên, sau này tôi hiểu rằng, cổ phiếu cũng như những tài sản quý hiếm thường ít được mua bán nhiều như vậy. Nếu cổ phiếu doanh nghiệp làm ăn tốt, không ai muốn đem ra bán như “phá mả”. Những cổ phiếu thanh khoản lớn, thì chỉ những người thích mua vào bán ra nhiều như những con bạc thích, không quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố khác, như ngôn ngữ trên thị trường gọi là “đội lái”.

3. Thần tượng lãnh đạo nên mua cổ phiếu

Tôi có anh bạn từng thích vị lãnh đạo nào đó, mà mua đầu tư cổ phiếu của họ. Anh ta mua cổ phiếu doanh nghiệp H. vì thần tượng vị lãnh đạo nọ rất mộc mạc, chất phác, làm chủ đội bóng làm bao trái tim rộn ràng. Tuy nhiên, chất lượng kinh doanh liên tục khó khăn đi xuống không thể níu kéo giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Hầu hết lợi nhuận tạo ra trong một giai đoạn của doanh nghiệp là lợi nhuận tài chính, không đến từ hoạt động kinh doanh chính.

Bài học ở đây, đầu tư không có chỗ dành cho cảm xúc. Phải đánh giá bằng lý trí dựa trên chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Mua theo tổ chức lớn

Tôi lại có một anh bạn khác, thường hay mua căn cứ dựa trên sự mua vào của tổ chức lớn. Năm 2016 có thông tin công ty lớn V. đầu tư vào doanh nghiệp T., anh ta đổ xô mua cổ phiếu T. Tuy nhiên sau khi bên V. mời kiểm toán vào thì phát hiện đa số tồn kho của T. bốc hơi không cánh mà bay. Lập tức giá cổ phiếu T. giảm lao dốc không phanh từ khoảng hơn 40.000 đồng về dưới 10.000 đồng.

Bài học ở đây, mua cổ phiếu phải dựa vào phân tích của chính mình. Tổ chức lớn không có nghĩa họ không có sai sót. Họ có thể 5 lần đúng, 1 lần sai, mình theo họ 1 lần lại dính vào lần sai là mất hết tài sản.

5. Đầu tư lướt sóng liên tục thay vì đầu tư

Đến giờ tôi vẫn không biết mua bán lướt sóng càng nhiều càng tốt, hay đầu tư thì tốt hơn. Nhưng tỷ phú từ đầu tư thì tôi biết có nhiều, còn tỷ phú lướt sóng thì không thấy nhiều.

Phí giao dịch trung bình của 1 công ty chứng khoán khoảng 0.25% (dao động từ 0.15-0.35). Tính phí giao dịch 1 lần mua + bán + 2 lần phí trả sở giao dịch (0.03%/lần) + thuế thu nhập 0.1% cho mỗi lần bán, bạn sẽ mất khoảng xấp xỉ 0.7% cho mỗi lần mua và bán cổ phiếu. Nếu 1 năm bạn lướt sóng (mua vào + bán ra) 12 lần (1 lần/tháng), bạn sẽ mất 8.4% vốn (cao hơn lãi tiết kiệm ngân hàng tại thời điểm hiện tại 2021). Nếu bạn sử dụng vay margin 1:1, ngoài mất lãi margin 10-12%/năm, bạn sẽ mất gấp đôi phí giao dịch tương đơng 17%/năm.

Như vậy, nếu sử dụng margin và lướt sóng 1 lần/ tháng bạn sẽ mất khoảng 30% vốn, hầu hết được trả cho công ty chứng khoán và nhân viên môi giới của bạn (với nhiều người theo lướt sóng tôi nghĩ họ làm nhiều hơn 1 lần/ tháng, chốt lời cắt lỗ liên tục).

Một con số khủng khiếp. Làm gì cho lại 30%/năm. Đến đây, bạn cũng có thể thấy những lúc thị trường tăng, thanh khoản cao, lợi nhuận công ty chứng khoán khủng khiếp vậy, từ đâu?

Bài học ở đây thì bạn tự rút nhé.

5 sai lầm hay mắc của nhà đầu tư mới
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
55 Yêu thích
8 Bình luận 13 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại