menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Tiểu Mạnh

5 quy tắc tài chính nhiều người không biết

Bạn có thể đã nghe những lời khuyên như không tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, tuy nhiên có những mẹo khác ít biết hơn vẫn giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền.

Chi nhiều hơn tiết kiệm hơn

Andrea Woroch, một chuyên gia ngân sách và tài chính tiêu dùng ở Mỹ nói ham mua đồ rẻ là một bài toán tài chính sai lầm, bởi bạn sẽ phải chi nhiều hơn để thay thế những món đồ giá rẻ, dễ hỏng hóc. Tập trung vào chất lượng và chi tiêu nhiều tiền hơn nếu món đồ đó thiết thực và lâu dài.

Woroch cố gắng tiết kiệm bằng cách mua đồ cũ của các thương hiệu nổi tiếng. Đối với các mặt hàng có giá trị lớn, cô khuyên nên tận dụng các sự kiện bán lẻ và mua vào cuối mùa sẽ tiết kiệm được hơn. Ngoài ra tham gia các chương trình khách hàng thân thiết và tìm kiếm phiếu giảm giá trực tuyến trước khi mua hàng.

Đừng quá hạn chế ngân sách và muốn làm cách mạng chi tiêu ngay lập tức

"Mặc dù lập ngân sách chi tiết giúp bạn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính, nhưng quá hạn chế sẽ phản tác dụng. Và nếu bạn cố gắng thay đổi mọi thói quen chi tiêu của chỉ sau một đêm sẽ khó bám sát kế hoạch", Woroch nói.

Chuyên gia này đề nghị đầu tiên thực hiện một số thay đổi nhỏ đối với thói quen chi tiêu và tiết kiệm của mình, sau đó mới phát triển thêm các thói quen khác. Cũng đừng ghi vào sổ quá chi tiết.

Điều quan trọng là phải dành chỗ trong ngân sách cho những chi phí quan trọng với bạn. Ví dụ nếu ăn tối với bạn bè hoặc đối tác là ưu tiên hàng đầu, hãy giữ nó trong ngân sách. Tìm những cách khác để cắt giảm chi tiêu, như hủy các đăng ký không sử dụng và rút phích cắm các thiết bị để giảm hóa đơn năng lượng.

Cẩn thận với những thanh toán tự động gia hạn

Anne Lester, tác giả cuốn sách "Your Best Financial Life" cho biết trong xã hội chúng ta hiện nay việc tiêu tiền mà không cần suy nghĩ về nó cực kỳ dễ dàng. "Rất nhiều các dịch vụ cho phép đăng ký tự động gia hạn, ban đầu bạn có thể nghĩ nó tiện lợi, nhưng thực sự mua đồ quá dễ dàng có thể dẫn tới việc chi tiêu vô thức", cô nói.

Thay vào đó, Lester khuyên nên chậm lại để biến việc tiêu tiền thành một quyết định sáng suốt hơn. Cách của cô là luôn tạo danh sách mua sắm trước khi đi siêu thị hoặc lúc muốn mua trực tuyến. Và khi mua online, nên dành một tuần để cân nhắc xem món đồ có thực sự cần thiết.

Nên xóa các đăng ký định kỳ và hủy những dịch vụ bạn ít hoặc không còn sử dụng nữa.

Tự động tiết kiệm

Nếu như Lester nói nên hủy những dịch vụ đăng ký tự động thì lại khuyên nên tự động việc tiết kiệm.

"Bạn nên tự động hóa gửi tiết kiệm online, ví như gửi định kỳ hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng để không phải đưa ra quyết định cho việc đó. Đôi khi việc tiết kiệm có thể khiến bạn dao động trước một món đồ mong muốn sở hữu", cô nói.

Giáo sư Michael Finke, trường Cao đẳng Dịch vụ Tài chính Mỹ đề xuất thiết lập chuyển khoản tự động sang tài khoản tiết kiệm. Ví dụ nếu bạn nhận lương vào cuối tháng có thể thiết lập chuyển khoản vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.

Chú ý cả những mua sắm nhỏ

Sara Rathner, chuyên gia tài chính cá nhân tại NerdWallet cho biết khi dùng thẻ tín dụng có những giao dịch rất nhỏ mà bạn không chú ý. Nếu bỏ qua, có thể sau này bạn sẽ phải chịu những khoản phí lớn hơn.

Rathner khuyên nên kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng và nếu thấy điều những khoản phí lạ dù chỉ vài chục nghìn đồng, hãy báo cáo ngay cho công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn.

Không có công thức đúng cho tất cả

Kara Stevens người sáng lập The Frugal Feminista và tác giả cuốn sách Heal your relationship with money cho biết tài chính cá nhân phải dựa trên các giá trị và hoàn cảnh sống. Khi hiểu ưu tiên của người khác không giống ưu tiên của mình, bạn sẽ có thể xác định rõ hơn mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

Trước khi lập một kế hoạch tài chính, Patrick Yono, người sáng lập và giám đốc điều hành của Sure Life Financial khuyên nên vạch ra những điều quan trọng đối với mình: Bạn muốn sống trong ngôi nhà nào? Bạn thích công việc và cuộc sống cân bằng ra sao? Bạn muốn theo đuổi sở thích gì? Khi đã có mục tiêu cuối cùng, bạn có thể tìm ra cách tiết kiệm số tiền mình cần.

Stevens nói thêm rằng chúng ta cũng cần phải linh hoạt và phản ứng nhanh với những gì đang xảy ra hàng ngày và trong thế giới rộng lớn hơn, đồng thời không cảm thấy bị ràng buộc bởi các quy tắc tài chính của mình.

"Có rất nhiều quy tắc chung khi nói đến tiền bạc, nhưng đừng cảm thấy áp lực khi phải tuân theo tất cả những quy tắc đó. Điều tốt nhất bạn có thể xây dựng trong kế hoạch tài chính cá nhân của mình là khả năng linh hoạt thực hiện các thay đổi khi cần thiết", Stevens nói.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
8 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại