5 phương pháp quản lý tài chính giúp bạn từ con số 0 đến tự do tài chính
Có một sự thật là, nếu bạn quản lý tiền bạc thông minh, bạn còn có thể tạo ra thêm các khoản thu nhập khác từ việc tích luỹ hay đầu tư. Nếu bạn đang quan tâm tới việc thực hiện kiểm soát chi tiêu hay thiết lập các mục tiêu tài chính cá nhân thì nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu một số phương pháp quản lý tài chính hiệu quả đang được áp dụng khắp thế giới.
Việc lựa chọn cho mình một phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, khoa học và phù hợp với phong cách sống, thu nhập của từng người đôi khi bạn phải đọc, tìm hiểu và thực hành thì mới biết cái nào phù hợp với chính mình.
1. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN JARS
Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả cuốn sách Secret of Millionaire Mind) là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân. Ông được mệnh danh là “Trainer Of Trainers”.
Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân. Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng
- NEC (Neccessities) -Tài khoản chi tiêu cần thiết – 55%
- LTSS (Long Term Saving for Spending) -Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai –10%
- EDU (Education) – Tài khoản giáo dục – 10%
- FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính – 10%
- PLAY – Tài khoản hưởng thụ – 10%
- GIVE – Tài khoản từ thiện – 5%
2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN THEO PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI NHẬT
Sổ Kakeibo có 4 ví tiền:
#1 Thiết yếu (ăn uống, nhà ở, đi lại…)
#2 Nâng cao (phát triển bản thân, mua sắm…)
#3 Giải trí (nhạc, phim…)
#4 Phát sinh (hiếu hỉ, sửa chữa…).
Vì vậy, mỗi tháng bạn sẽ rút nguồn chi tiêu hợp lý bỏ vào 4 ví này, số tiền còn lại sẽ không rút ra nhằm mục đích tiết kiệm.
Cách dùng sổ ghi chép tài chính Kakeibo hiệu quả:
Bước 1: Tính toán những khoản chi tiêu cố định theo ví Thiết yếu – những khoản chắc chắn bạn phải chi trong tháng này.
Bước 2: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng. Nguyên tắc là không được sử dụng khoản này.
Bước 3: Xây dựng mục tiêu tài chính của tháng. Ví dụ, mục tiêu tài chính 3 tháng tới mua máy tính mới, 6 tháng tới đổi xe…
Bước 4: Thiết lập cam kết tài chính, giúp bạn quản lý tài chính khoa học, hiệu quả cũng như có những phương án tối ưu nhất. Ví dụ, không ăn hàng quá 5 bữa.
Bước 5: Ghi chép chi tiêu theo 4 phân loại: Thiết yếu – Nâng cao – Giải trí – Phát sinh.
Bước 6: Sau một tháng, hãy ngồi lại và xem xét thu – chi của bản thân. Có chênh lệch so với kế hoạch ban đầu? Có đạt được mục tiêu đề ra? Bạn có tiết kiệm được thêm không? Bạn sẽ thay đổi việc chi tiêu, quản lý tài chính như nào trong tháng tới?
3. PHƯƠNG PHÁP TIÊU TIỀN CỦA TỶ PHÚ GIÀU NHẤT HONGKONG
Lý Gia Thành là nhà tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông. Ông được coi là nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất Châu Á. Vào ngày 6/3/2007, tạp chí Forbes đã xếp ông vào vị trí thứ chín trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản khoảng 23 tỉ USD.
Tỷ phú Lý Gia Thành chia sẻ có 3 lĩnh vực càng chi tiêu nhiều, bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn:
#1 Hãy đầu tư tiền bạc vào việc giáo dục chính mình và con cái
#2 Phụng dưỡng cha mẹ
#3 Chi tiêu cho cộng đồng
4. QUY TẮC TẮC 50/20/30
Bạn sẽ chia nguồn thu hàng tháng thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm như sau:
Nhóm 50%: Chi phí thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại, điện nước, các hoá đơn… Tương tự như các khoản chi ở quỹ nhu cầu thiết yếu bên trên. Nếu nhu cầu sinh hoạt cơ bản của bạn vượt quá 50% thì bạn có thể cân nhắc giảm bớt một số chi phí hoặc tăng thu nhập của mình lên. Ví dụ, thay vì bạn đi ăn hàng thì có thể nấu ăn ở nhà để giảm chi phí, đồng thời cũng tốt cho sức khoẻ hơn.
Nhóm 20%: NHU CẦU CHI TIÊU CÁ NHÂN BAO GỒM: DU LỊCH, MUA SẮM, GIẢI TRÍ. Tuỳ vào nhu cầu mỗi người mà có thể sử dụng quỹ này linh hoạt. Nếu bạn có nhu cầu giải trí ít thì có thể bù vào quỹ sinh hoạt hoặc tiết kiệm, đầu tư.
Nhóm 30%: MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CHO VIỆC TRẢ NỢ, TÍCH LUỸ, ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI. Bạn có thể đầu tư để phát triển bản thân, đầu tư sinh lời qua việc chơi cổ phiếu, chứng chỉ quỹ… Hay đơn giản chỉ tiết kiệm, tích luỹ hàng tháng. Nếu quỹ này của bạn càng lớn thì mức độ rủi ro tài chính càng thấp cũng như đảm bảo được tài chính cho tương lai.
5. PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU TIỀN THEO LỜI PHẬT DẠY
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và một phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời, một phần phụng dưỡng cha mẹ:
- ¼ thu nhập dành cho chi tiêu đời sống cá nhân hàng ngày
- ¼ thu nhập để dành đầu tư kinh doanh sinh lời
- ¼ thu nhập dành cho phụng dưỡng cha mẹ để trả hiếu
- ¼ thu nhập chi tiêu cộng đồng tích phước báu cho bản thân
----------------------------------------------------------
Mỗi phương pháp quản lý tài chính trên đây sẽ có điểm phù hợp hoặc cần phải điều chỉnh với tình hình tài chính, tính cách của mỗi người, mỗi gia đình. Bạn có thể bắt đầu với một phương pháp mình cảm thấy phù hợp nhất nhưng điều quan trọng nhất là THÁI ĐỘ KIÊN TRÌ, QUYẾT TÂM đi đến cùng của việc thực hiện quản lý tài chính.
Cuối cùng, đừng đẩy bản thân và gia đình vào những căng thẳng tài chính không đáng có vì sự thiếu hiểu biết hoặc DỐT TÀI CHÍNH.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận