5 nguyên tắc vàng để thiết lập mục tiêu
Bạn đã bao giờ nghĩ về tương lai của mình 10 năm nữa sẽ ra sao? Bạn có thấy được mục tiêu công việc vào lúc này? Bạn có biết mình muốn đạt được gì vào cuối ngày hôm nay không?
Nếu bạn muốn đạt được thành công, bạn cần phải đặt ra mục tiêu để quản trị cuộc đời của mình. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp bạn điều khiển định hướng của cuộc sống mà còn là chuẩn mực để xác định xem bạn có đang thực sự thành công hay không.
Cần làm gì để thiết lập mục tiêu trong cuộc đời?
Để thực hiện mục tiêu bạn còn cần phải biết cách thiết lập chúng. Bạn không thể chỉ nói: “Tôi muốn” và mong chờ phép màu xảy ra được vì thiết lập mục tiêu là một quá trình lâu dài bắt đầu bằng việc xem xét cẩn thận những gì bạn muốn đạt được và kết thúc với rất nhiều khó khăn phải hoàn thành. Giữa lúc khởi đầu và kết thúc cần xác định các bước rõ ràng để vượt qua yêu cầu của từng mục tiêu. Hiểu được các bước này sẽ giúp bạn xây dựng mục tiêu khả thi. Dưới đây là năm quy tắc vàng để thiết lập mục tiêu:
Nguyên tắc thứ 1: Mục tiêu phải tạo ra động lực
Khi đặt ra mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Đó là động lực chính, là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
Chỉ nên đặt mục tiêu có liên quan tới những ưu tiên cao trong cuộc sống. Tránh đặt một lúc quá nhiều mục tiêu vì thời gian dành cho từng cái sẽ ít đi, khiến năng lượng bạn bị phân tán. Để đạt được mục tiêu thì phải có cam kết, do đó để tối đa hóa khả năng thành công, bạn cần phải có cảm thấy cấp bách phải thực hiện và một thái độ khát khao rằng “tôi phải làm điều này”.
Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn.
Nguyên tắc thứ 2: Đặt mục tiêu SMART
Mục tiêu phải được đặt theo các khía cạnh của SMART: Cụ thể - Đo lường được - Khả thi - Thích hợp - Có khung thời gian
Nguyên tắc thứ 3: Ghi mục tiêu ra giấy
Ghi mục tiêu thành văn bản làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì để quên được. Viết mục tiêu bằng giọng văn tích cực, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”.
Nếu bạn đang sử dụng danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó. Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực cho mình.
Nguyên tắc thứ 4: Lập kế hoạch hành động
Hãy viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.
Nguyên tắc thứ 5: Bám sát mục tiêu!
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu khám phá bản thân có thể thay đổi đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu nhé.
Kết luận
Thiết lập mục tiêu không chỉ đơn giản là mong muốn điều gì đó xảy ra. Trừ khi bạn xác định chính xác điều mình muốn làm và hiểu lý do tại sao mình muốn làm điều đó ngay từ đầu, bạn sẽ khó đạt được mục tiêu đó. Qua 5 quy tắc vàng trong kỹ năng sống quan trọng - Thiết lập mục tiêu, bạn có thể tự tin đặt ra mục tiêu hài lòng khi cuối cùng cũng có thể chinh phục được mục tiêu rồi. Bạn quyết định sẽ làm gì hôm nay?
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận