5 lý do thuế BĐS sẽ chưa được áp dụng trong thời gian tới
Gần đây bộ tài chính có đề xuất đánh thuế BĐS, nhiều người lo ngại sự ra đời của loại thuế này sẽ phải nộp thuế nhiều hơn cho căn nhà mình đang ở hoặc những tài sản mình đang đầu tư.
Một số nước trên thế giới, ví dụ như Mỹ, tài sản BĐS bị đánh th, mức thuế tuỳ từng bang, mặt bằng trung bình khoảng 2%. Ví dụ bạn đang ở nhà có giá trị 1tr USD, mỗi năm bạn phải đóng thuế khoảng 20KUSD, một con số khá là đáng kể.
Tuy nhiên không phải nước nào cũng áp dụng loại thuế này, ví dụ ngay như TQ, hàng xóm to lớn của chúng ta, có nhiều nét tương đồng về thể chế chính trị, về cách đầu tư/đầu cơ BĐS, về định hướng kinh tế (kinh tế thị trường theo định hướng XHCN)… cũng bàn tới bàn lui về loại thuế này mà tới nay vẫn chưa thể áp dụng.
Trên góc nhìn cá nhân, việc áp dụng loại thuế này chưa thể áp dụng trong thời gian sắp tới, do những nguyên nhân như sau:
Sự quan trọng của BĐS trong nền kinh tế
BĐS là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, nếu như không phải là quan trọng nhất. Gần đây một nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra BĐS và các lĩnh vực liên quan (xây dựng, dịch vụ quản lý, cho thuê…) chiếm tới 29% GDP của TQ, tức là gần 1/3 nền kinh tế. Việt Nam chưa có nghiên cứu tương tự, nhưng nếu nhìn vào sự quan tâm của mọi người vào đầu tư BĐS, sự phát triển mạnh mẽ của các cty BĐS trong thời gian gần đây, có lẽ tỷ lệ tỷ lệ này cũng không xấp xỉ so với TQ. Sự phát triển của BĐS là một trong những động lực đầu tầu của nên kinh tế Việt Nam:
Tạo công ăn việc làm tại các cty BĐS, môi giới, công ty xây dựng, ngân hàng, cty quản lý BĐS…
Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực liên quan: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng…
Do vậy nếu đánh thuế BĐS ngay tạo nên hiệu ứng tâm lý lớn trong người mua nhà, giới đầu tư, sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế Vietnam. Nếu lĩnh vực BĐS giảm 10%, tăng trưởng GDP có thể giảm tới 3%, một tác động khủng khiếp tới nền kinh tế Việt Nam.
2. Phục hổi kinh tế sau covid
Đất nước đang chuẩn bị đi ra khỏi cơn đại dịch covid. Hai năm vừa qua người dân hết sức mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất, kinh tế đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản. Ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế: giảm lãi suất ngân hàng, gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cơ sở, mở cửa nền kinh tế, đón khách du lịch quốc tế… Do đó nhà nước chắc chắn sẽ không đưa ra một chính sách nào làm chậm lại nền kinh tế trong thời gian trước mắt.
Quay trở lại anh hàng xóm khổng lồ của chúng ta, TQ đưa việc đánh thuế BĐS vào nghị trình quốc hội năm 2019 mà tới giờ vẫn chưa ra được luật, và nghị trình pháp luật (Legistrative Agenda) 2022 (mới được công bố ngày 8/3 vừa rồi) hoàn toàn không có chữ nào về thuế BĐS. Báo cáo mới nhất của thủ tướng Lí Khắc Cường về các hoạt động của chính phủ 2022 cũng hoàn toàn bỏ qua sắc thuế này. Điều đó nói lên chính phủ, quốc hội TQ ưu tiên cho việc phát triển kinh tế trong thời gian trước mắt, tạm bỏ qua các hệ luỵ của việc không có thuế BĐS (giá nhà tăng nhanh, đầu cơ tràn lan) để tập trung vào việc phát triển kinh tế trước. Trên thế giới hiếm có nước nào tương đồng như Việt Nam về mặt chế độ chính trị, cơ chế kinh tế như với TQ và Việt Nam nghiên cứu khá nhiều các chính sách của TQ để áp dụng tại Việt Nam. Hàng năm Việt Nam cử khá nhiều đoàn cán bộ sang TQ để nghiên cứu, học tập các chính sách bên đó. Khó có thể hình dung ra việc một sắc thuế sâu rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế như thuế BĐS mà Việt Nam lại áp dụng trước TQ, trong khi nền kinh tế, thị trường BĐS TQ đi trước Việt Nam hàng chục năm.
3. Rủi ro nợ xấu
Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, dư nợ tính dụng cho vay trong lĩnh vực BĐS tính đến T10/2021 đạt 2 triệu tỷ VND (khoảng 85 tỷ USD, một con số rất lớn), chiếm 20% dư nợ tính dụng chung, con số tới thời điểm này chắc cũng không thay đổi nhiều. Thuế BĐS ra đời sẽ là một đòn giáng mạnh vào lĩnh vực này, có thể làm thị trường đóng băng, nhiều nhà đầu tư/đầu cơ không trả nợ được đúng hạn, dẫn tới nợ xấu lan tràn, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế, tới sức khoẻ của hệ thống tín dụng…
5. Bắn vào chân mình
Một ai đó nói, nếu đưa ra chính sách thuế về BĐS, chẳng khác gì tự bắn vào chân mình. Cụ thể ra sao mọi người suy ngẫm nhé.
Việc áp dụng thuế BĐS có lẽ là khó tránh khỏi trong tương lai, đó là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên sắc thuế này sẽ có ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới lĩnh vực BĐS mà cả nền kinh tế Việt Nam nên khả năng lớn là trước mắt chưa thể áp dụng được. Cá nhân mình nghĩ cứ thấy ông TQ áp dụng, cộng thêm tối thiểu 2-3 năm nữa ở Việt Nam may ra mới có.
Do vậy, thuế BĐS có lẽ là tầm nhìn tối thiểu 5-10 năm sau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận