menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Hà Ngọc Linh

5 lý do khiến Bitcoin có quý tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ

Lý do gì khiến Bitcoin sụt giảm thê thảm nhất trong hơn một thập kỷ...

Bitcoin vừa trải qua quý tồi tệ nhất từ năm 2011 cho tới nay. Đồng tiền mã hoá lớn nhất thế giới mất 58% giá trị trong quý 2/2022. Khoảng 1,2 tỷ USD giá trị vốn hoá cũng đã bị “thổi bay” khỏi thị trường tiền mã hoá. Dưới đây là 5 lý do trang CNBC cho rằng là nguyên nhân gốc rễ khiến thị trường tiền mã hoá chao đảo trong quý trước.

1. Áp lực kinh tế vĩ mô

Trong quý 2/2022, FED 2 lần thực hiện tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng. Điều này làm dấy lên nhiều lo ngại về tình hình suy thoái ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Việc tăng lãi suất của FED cũng làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là các mã cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao. Chỉ số Nasdaq Composite (gồm nhiều mã cổ phiếu công nghệ) đã giảm 22,4% trong quý 2 năm nay, đợt giảm theo quý tồi tệ nhất mà nó ghi nhận từ năm 2008.

Lần này, giá bitcoin cũng chuyển động tương đồng với thị trường chứng khoán Mỹ. Đợt bán tháo cổ phiếu đè nặng áp lực lên Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác khi các nhà đầu tư đang muốn giảm tỷ trọng vào các tài sản có mức độ rủi ro cao.

2. TerraUSD sụp đổ

Sự kiện lớn đầu tiên của quý 2/2022 là sự sụp đổ của đống Stablecoin thuật toán terraUSD và đồng token “chị em” Luna khiến thị trường tiền mã hoá bị sốc.

Stablecoin thường là loại tiền mã hoá có tính ổn định cao nhờ giá trị được gắn với một tài sản thực tế. TerraUSD, hay UST, đáng lẽ ra luôn có giá trị 1 đổi 1 đối với đồng USD. Nếu như Stablecoin truyền thống thường được “chống lưng” bởi các tài sản thực tế như tiến pháp định hay trái phiếu chính phủ. UST được điều hành bởi một thuật toán và một hệ thống tạo – tiêu huỷ token cực kỳ phức tạp. Điều đáng nói là hệ thống này đã sụp đổ, kéo theo TerraUSD và Luna gần như mất hoàn toàn giá trị.

Sự sụp đổ của TerraUSD kéo theo nhiều hệ luỵ và hiệu ứng tiêu cực lan truyền tới cả nền công nghiệp tiền mã hoá, đáng chú ý nhất là quỹ phòng hộ tiền mã hoá Three Arrows Capital do với nhiều mối liên quan với TerraUSD.

3. Celsius dừng cho phép rút tiền

Công ty cho vay tiền mã hoá Celsius đã dừng cho phép khách hàng rút tiền vào tháng 6 năm nay.

Công ty này từng mời chào mức lợi suất lên tới hơn 18% nếu gửi vào tiền điện tử. Sau đó, công ty này cho vay số tiền nói trên với những người sẵn sàng trả lãi suất cao. Dù vậy, đợt giảm giá của thị trường tiền mã hoá đã trở thành một thách thức lớn đối với mô hình hoạt động của Celsius. Khi đưa ra quyết định dừng cho phép rút tiền, lý do mà công ty này đưa ra là “điều kiện thị trường khắc nghiệt”.

Hồi tuần trước, Celsius chia sẻ trong một bài blog rằng nó đang “thực hiện các bước quan trọng để duy trì và bảo vệ tài sản cũng như nghiên cứu các lựa chọn hiện có đối với chúng tôi”.

Các lựa chọn này bao gồm việc “theo đuổi các giao dịch chiến lược cũng như tái cấu trúc các nghĩa vụ nợ”.

Những vấn đề mà Celsius gặp phải một lần nữa để lộ các điểm yếu mà nhiều mô hình cho vay tiền mã hoá chào mời lợi suất cao với những người gửi tiền.

4. Vấn đề thanh khoản của Three Arrows Capital (3AC)

3AC là một trong những quỹ phòng hộ tập trung vào tiền mã hoá nổi tiếng nhất trong lĩnh vực đầu tư tiền mã hoá.

Công ty đã có thâm nhiên cả chục năm này nổi tiếng với quan điểm ủng hộ mua vào tiền mã hoá. Điểm yếu chí mạng của 3AC lộ rõ khi TerraUSD và Luna sụp đổ.

Tháng trước, trang Financial Times nói rằn BlockFi và Genesis đã bán một số vị thế của 3AC. 3AC cũng thực hiện vay tiền từ BlockFIi song không thể thực hiện đợt yêu cầu bổ sung ký quỹ (margin call). Sau đó, 3AC mất khả năng thanh toán một khoản vay trị giá hơn 660 triệu USD từ Voyager Digital.

5. Lùm xùm của sàn giao dịch CoinFlex

Sàn giao dịch tiền mã hoá CoinFlex cũng dừng hoạt động rút tiền của khách hàng vào tháng trước với lý do “điều kiện thị trường khắc nghiệp” và một tài khoản khách hàng của sàn này ghi nhận tài sản âm.

CoinFlex nói rằng khách hàng này (được cho là của nhà đầu tư tiền mã hoá nổi tiếng Roger Ver), nợ công ty 47 triệu USD. Dù vậy, Roger Ver phản đối điều này. Về phần mình, CoinFlex nói rằng thông thường tài khoản của khách hàng có thể bị âm khi vị thế bị bán đi. Dù vậy, CoinFlex và Ver đã có thoả thuận không cho phép điều này xảy ra.

CoinFlex đã phát hành một đồng token mới có tên rvUSD để kêu gọi thêm 47 triệu USD và khôi phục lại hoạt động rút tiền. Đồng tiền này hứa hẹn lãi suất 20% cho các nhà đầu tư mua và giữ nó.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại