5 dấu hiệu cho thấy kinh tế chung đang suy thoái
Với sự nhấp nhô của thị trường hiện nay, sẽ rất khó để các nhà đầu tư biết được thị trường đang có xu hướng tiêu cực hay tích cực, hôm nay Mạnh sẽ nói sơ qua các dấu hiệu cơ bản cho thấy rằng thị trường đang chịu ảnh hưởng xấu bởi toàn cầu chung, tất nhiên đây sẽ không phải là 5 dấu hiệu duy nhất, mong các anh chị sẽ có thể bổ sung thêm vào bài viết góp phần hoàn thiện hơn nhé!
Đồng USD mạnh
Đồng bạc xanh đóng vai trờ quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế, khi Mỹ nâng lãi suất, đồng USD sẽ trở thành một tài sản hấp dẫn và an toàn để “gửi tiền”.
Khi Đô la mạnh, người Mỹ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi đi du lịch, nhưng với những quốc gia khác nó sẽ là một “nỗi đau” khi phải chi nhiều hơn cho loại “tài sản” này. Do đó, việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu cũng trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia đó. Các NHTW trên thế giới cũng phải tăng lãi suất mạnh hơn và nhanh hơn để thúc đẩy giá đồng nội tệ
“Động cơ” thúc đẩy kinh tế chững lại
Động lực số chủ yếu của một nền kinh tế là chỉ tiêu tiêu dùng. Và nếu người tiêu dùng đang chán nản, tức thị trường đang có xu hướng chững lại khi họ đang không đủ thu nhập để “chạy kịp” chi phí.
Quay lại vấn đề là Fed tăng lãi suất, khiến cho doanh nghiệp rất khó tăng trưởng. Cản trở việc người tiêu dùng đi vay và phải trả giá cao hơn khi các chi phí khác cũng tăng theo, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nhà ở
Doanh nghiệp “thắt lưng buộc bụng”
Hoạt động kinh doanh đã bùng nổ trong khắp các ngành ở thời kỳ đại dịch, bất chấp lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Khảo sát hơn 11.000 doanh nghiệp của TP Hồ Chí Minh trong mùa Tết năm nay, có đến 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt, nhiều doanh nghiệp chọn cách "lấy công làm lãi", tăng lượng hàng bán ra để bù vào lợi nhuận. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chọn cách tái cơ cấu lại sản xuất, tập trung hiệu quả cho sản xuất.
Thị trường chung phố Wall rơi vào thị trường giá xuống
Phố Wall đã “chao đảo” và thị trường đã chuẩn bị chứng kiến năm tồi tệ nhất kể từ 2008.
Những bất ổn này đã biến thành “cơn ác mộng”. S&P 500 đã giảm gần 24% trong năm 2022 và cả 3 chỉ số chính tuần trước cũng rơi vào thị trường giá xuống. Điều bất ngờ là, thị trường trái phiếu - vốn được coi là hầm trú ẩn an toàn, cũng gặp khó khăn.
Nguyên nhân lại đến từ Fed. Việc NHTW nâng lãi suất mạnh tay đã đẩy giá trái phiếu đi xuống, khiến lợi suất tăng cao. Hôm thứ Tư tuần trước, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 10 năm đã vượt 4% và chạm mức cao nhất trong 14 năm.
Mâu thuẫn chiến sự, giá tăng cao và những chính sách bất hợp lý
Khi các thông tin liên quan đến cuộc chiến sự Ukraine và Nga đang gia tăng, khiến cho tình hình chung Châu Âu diễn biến kém đi, khi vừa trải qua dịch Covid trầm trọng, vừa phải đối mặt với lạm phát, vừa chịu những rằng buộc hạn chế về nguồn cung các sản phẩm thiết khi phương Tây cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga, giá năng lượng đã tăng vọt và nguồn cung giảm dần.
Nhưng chưa dừng ở đó, chỉ hơn 1 tuần trước, chính phủ của Thủ tướng Liz Truss đã công bố kế hoạch giảm thuế và bị đảng Bảo thủ phản đối. Mục đích là để khuyến khích người dân chi tiêu và đầu tư, giảm áp lực suy thoái, theo lý thuyết.
Song, bà đã nhanh chóng rút lại kế hoạch này khi thị trường phản ứng quá mạnh mẽ. Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đã bán tháo trái phiếu chính phủ Anh, đẩy đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất so với USD trong gần 320 năm. NHTW Anh đã phải can thiệp thị trường và mua trái phiếu.
Các nhà kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã viết trong báo cáo mới: “Triển vọng trước mắt với kinh tế toàn cầu phần lớn vẫn là tiêu cực”. Đồng thời, nhóm nhà kinh tế cho biết thêm, những vấn đề này “sẽ thách thức khả năng hồi phục của các nền kinh tế và xã hội.”
Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận