5 cách nâng cao năng lực EQ nơi công sở
Sau đây là 5 bước với các phương pháp cụ thể giúp chúng ta tăng cường trí tuệ cảm xúc của mình.
1. Biến sự tự lừa dối thành tự nhận thức bản thân
Chỉ số cảm xúc EQ bao gồm hai phần: nhận thức (cách chúng ta nhìn chính mình) và danh tiếng (cách những người khác nhìn chúng ta).
Đối với hầu hết mọi người, sự khác biệt lớn giữa nhận thức và danh tiếng có thể khiến họ bỏ qua những phản hồi và đóng góp.
Nhận thức là tìm ra cái nhìn thực tế về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu đó như thế nào so với người khác.
Những phản hồi chính xác sẽ là công cụ giúp chúng ta tìm ra những điểm mù liên quan đến EQ, từ đó biến sự tự lừa dối thành sự tự nhận thức.
Chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của mình, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định, lời nói và hành động của mỗi người.
2. Cải thiện kỹ năng xã hội
Những người có kỹ năng xã hội tốt và phản ứng với tình huống một cách nhanh nhạy thường có khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác.
Bên cạnh đó, kỹ năng xã hội chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta giao tiếp và thích nghi với văn hóa của công ty tốt hơn.
Trước hết, mỗi người cần học cách lắng nghe người khác.
Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ lắng nghe một cách thụ động những điều người khác nói.
Lắng nghe chủ động bao gồm việc thể hiện sự chú ý, tương tác và đóng góp ý kiến.
Thay vì sử dụng lời nói, mọi người thường có xu hướng biểu đạt những điều họ suy nghĩ bằng ngôn ngữ cơ thể.
Khi chú ý đến ngôn ngữ này, chúng ta sẽ nhanh nhạy hơn trong việc thấu hiểu và nắm bắt mong muốn của đối phương.
3. Trở nên đồng cảm hơn
Những người có trí tuệ cảm xúc tốt hay chỉ số EQ cao thường dễ dàng thấu hiểu những điều người khác đang trải qua.
Đồng cảm không chỉ là việc nhận ra điều người khác đang cảm nhận mà còn liên quan đến cách mà chúng ta phản ứng với những cảm xúc này.
Ngoài ra, khả năng này còn giúp mỗi người nhận ra ai là người chủ động và và cách mà động cơ ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc cũng như sự kết nối trong các mối quan hệ.
Thay vì để sự bất đồng gây ra mâu thuẫn, chúng ta hãy dành thời gian nhìn nhận tình huống từ khía cạnh của người khác.
Đây chính là khởi đầu tốt để tìm ra điểm chung giữa hai bên.
Hãy để người khác biết rằng công sức của họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng, khi đó mọi chuyện sẽ dễ dàng thỏa hiệp hơn.
4. Quyết đoán trong các trường hợp
Những người có chỉ số EQ cao thường làm việc với động lực mạnh mẽ để đạt được những điều họ muốn.
Thay vì tìm kiếm phần thưởng từ bên ngoài, họ tập trung vào những thứ khiến mình cảm thấy thỏa mãn và đam mê.
Những người có chỉ số EQ cao luôn biết cách cân bằng lòng tốt, sự đồng cảm với việc khẳng định bản thân và thiết lập những ranh giới
Sự kết hợp khéo léo này là yếu tố lý tưởng để giải quyết xung đột.
Vì trên thực tế, khi xung đột xảy ra, chúng ta thường dễ trở nên giận dữ hoặc thực hiện các hành vi mang tính thụ động.
Điều này giúp họ có khả năng “vô hiệu hóa” những người “khó nhằn” mà không tạo ra kẻ thù.
5. Thực hành việc tự điều chỉnh
Khả năng tự điều chỉnh hành vi là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc.
Nhận thức được cảm xúc là bước đầu tiên, nhưng mỗi người cũng cần phải có khả năng điều khiển cảm xúc của mình.
Những người có khả năng tự điều chỉnh tốt có khả năng thích ứng tốt với các tình huống bất ngờ.
Họ không phản ứng bộc phát mà cân nhắc những cách thích hợp để thể hiện cảm xúc của mình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận