menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hai H Nguyen

5 cách để Founders tìm hiểu về chất lượng của nhà đầu tư tiềm năng

Gọi vốn nhiều khi là đường 1 chiều, với sức mạnh và quyền quyết định nghiêng về phía nhà đầu tư.


Vì vậy, nhiều nhà sáng lập tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư, hơn là kiểm tra xem họ có phù hợp với Startup của mình hay không

Tuy nhiên, sự thật là việc gọi vốn là phản ứng tương tác 2 chiều.

Được đầu tư vào 1 Startup tốt của bạn cũng là 1 cơ hội tuyệt vời giúp nhà đầu tư tăng thu nhập, và việc thẩm định (due diligence - DD) nên tới từ cả 2 phía.

Dưới đây là 5 cách để nhà sáng lập tìm hiểu về chất lượng của nhà đầu tư tiềm năng:

1) Đội ngũ của nhà đầu tư:

Nhiều nhà sáng lập thường không nhận ra rằng gọi được vốn mới chỉ là điểm bắt đầu, chứ không phải kết thúc chặng đường.

1 khi tiền đầu tư nằm trong tài khoản Startup, bạn sẽ trải qua tới hành trình dài hàng thập kỷ kết nối chặt chẽ với nhà đầu tư đó

Với những trải nghiệm tích cực, lẫn những thử thách to lớn

Điều này giải thích tại sao việc tìm 1 quỹ đầu tư sẽ giúp bạn được thật nhiều trên hành trình này lại quan trọng tới vậy

Hãy đặt 2 câu hỏi:

-Kinh nghiệm của quỹ đầu tư ra sao?

Khi tìm kiếm nhà đầu tư, bạn cần chắc chắn rằng họ có kinh nghiệm để giúp bạn vượt qua mỗi nấc thang trên hành trình

Nếu quỹ đầu tư đó đã từng đầu tư vào 1 startup ở giai đoạn ươm mầm, và đồng hành thoái vốn tới khi IPO. Thì đó là 1 dấu hiệu tốt

Nếu thấy người phụ trách không phù hợp (về năng lực, tính cách), hay quỹ đầu tư mới thành lập chưa có các thành tích nào tốt, thì bạn cũng không nên nhận vốn từ họ

-Tốc độ trao đổi thông tin: 1 trong những điều tệ nhất xảy ra khi 1 nhà đầu tư bỏ rơi bạn hoặc không đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ Startup.

1 mẹo hay là hãy tập trung vào các quỹ đầu tư để bạn gặp gỡ các thành viên khác trong đội ngũ của họ.

Bằng cách này, bạn sẽ biết được nhiều người ở quỹ, và liên lạc trao đổi thông tin thường xuyên với họ

Để bạn có được sự hỗ trợ kịp thời nhanh chóng, trong trường hợp người phụ trách chính Startup của bạn bên quỹ quá bận rộn bỏ quên bạn

2) Triết lý của quỹ đầu tư

Sẽ khó khăn nếu chỉ tìm kiếm vốn từ các nhà đầu tư hiểu về ngành của bạn và cam kết dài hạn cùng bạn trên hành trình.

Nhiều nhà đầu tư không thực sự hiểu quá sâu về ngành của bạn, mà rất hứng khởi muốn tham gia vì tầm nhìn của bạn

Trước khi đồng ý với họ, hãy xem kỹ các triết lý về đầu tư của quỹ, xem có phù hợp với bạn hay không

1 quỹ đầu tư luôn đặt mục tiêu thoái vốn sau 1-3 năm, sẽ không phù hợp nếu bạn cần 5-10 năm để phát triển

1 quỹ đầu tư luôn đặt mục tiêu thoái vốn x100, sẽ không phù hợp nếu bạn tính toán cao nhất là x5 số vốn đầu tư sau 5 năm

1 quỹ đầu tư theo đuôi, sẽ không phải là phù hợp nếu bạn đang tìm kiếm 1 nhà đầu tư dẫn đầu để hỗ trợ bạn trong giai đoạn hiện tại

3) Các giá trị mà nhà đầu tư đem tới ngoài tiền

1 trong những lợi ích lớn nhất mà nhà đầu tư có thể đem lại (ngoài tiền đầu tư của họ) là bạn có thể gọi được thêm vốn cho những vòng đầu tư trong tương lai

Họ sẽ giới thiệu bạn với các nhà đầu tư tiềm năng và người mua doanh nghiệp của bạn trong tương lai

Hỗ trợ trong việc vận hành, tăng trưởng để chắc chắn rằng bạn đạt các mục tiêu (milestones) đặt ra

Tuy nhiên, rất dễ để nhà đầu tư bảo rằng họ “hỗ trợ thêm nhiều giá trị”, dù rằng họ chả giúp được gì nhiều

Trong thực tế gọi vốn thành công từ hơn 30 nhà đầu tư, tôi thấy chỉ 30% trong số họ là thực sự hỗ trợ được các giá trị thực tế

Để chắc chắn rằng họ nói sự thật

Hãy hỏi nhà đầu tư giới thiệu bạn nói chuyện (check references) với các Startup trong danh mục đầu tư của họ (thường là họ sẽ giới thiệu các nhà sáng lập thành công trong danh mục)

Tự tìm kiếm các nhà sáng lập trong danh mục bị thất bại để kiểm tra (bạn có thể tìm thấy họ trên các nền tảng mạng xã hội)

4) Thành tích của quỹ đầu tư (track record)

Nếu 1 quỹ đầu tư có ít công ty thành công trong danh mục hiện tại, hay đã thoái vốn, đây là 1 tín hiệu đỏ

Điều này chỉ ra rằng họ có kỹ năng chọn Startup nghèo nàn, hoặc họ không cung cấp các giá trị thích hợp để hỗ trợ các nhà sáng lập xây dựng công ty thành công

Trong nhiều trường hợp, họ còn không có đủ uy tín để các nhà sáng lập xuất sắc chọn quỹ của họ để nhận vốn

Trước khi tôi cùng các nhà sáng lập gặp gỡ 1 quỹ đầu tư, tôi thường kiểm tra kỹ về năng lực người phụ trách mà Startup sẽ làm việc cùng, cũng như thành tích (track record) của quỹ

5) Các điều khoản đầu tư

Các Startup trong giai đoạn sớm (ý tưởng → ươm mầm), sẽ gặp rất nhiều nhà đầu tư ‘cá mập’

Họ sẽ đưa cho các nhà sáng lập nhiều điều khoản kinh khủng, nhiều lúc sẽ nuốt chửng cả Startup

Nếu điều này xảy ra, bạn nên chạy thật xa ngay khỏi họ

Thế nào là 1 số điều khoản bạn nên tránh:

-Đầu tư vào công ty và nắm 40 - 100% số lượng cổ phần

Thông thường với các Startup công nghệ, mỗi vòng bạn chỉ nên pha loãng từ 10-25%

-Khi bạn không đạt 1 số KPI, thì nhà đầu tư sẽ có quyền nắm giữ thêm mấy chục % cổ phần (hoặc sẽ tiếp quản quyền điều hành công ty)

-Có quyền sa thải đội ngũ sáng lập

Giai đoạn sớm tới Series A, B vẫn luôn cần đội ngũ sáng lập. Sẽ không có nhà đầu tư nào rót vốn thêm nếu các nhà sáng lập đã rời công ty từ sớm.

Tổng kết:

5 cách để Founders tìm hiểu về chất lượng của nhà đầu tư tiềm năng

1) Đội ngũ của nhà đầu tư

2) Triết lý của quỹ đầu tư

3) Các giá trị mà nhà đầu tư đem tới ngoài tiền

4) Thành tích của quỹ đầu tư (track record)

5) Các điều khoản đầu tư

Hãy đánh giá nhà đầu tư, kỹ lưỡng như nhà đầu tư đánh giá về Startup của bạn

(Hết)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hai H Nguyen

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại