5 bài học về đầu tư chứng khoán trong năm 2020
Năm 2020 là 1 năm trải qua nhiều cảm xúc cho NĐT Việt Nam. Đầu tiên là những sự mất mát của NĐT khi dịch bệnh tràn về và giá cổ phiếu rớt rất mạnh. Có khi nào chứng kiến nhiều ngày liên tiếp các cổ phiếu sàn hàng loạt. Tiếp đó là sự phục hồi trong nghi ngờ của thị trường. Và đến thời điểm hiện tại đó là sự hân hoan và hồ hởi của NĐT cho cả năm 2020 và nhìn xa hơn là năm 2021.
Để đầu tư hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn thì NĐT cần rút ra những bài học dành riêng cho mình. Và đây là những bài học mang tính khách quan mà cá nhân tôi sưu tầm và đúc kết lại.
1. Yếu tố về tầm nhìn
Yếu tố đầu tiên là nhìn về tương lai, đầu tư 1 ngành nghề nào đó mang xu hướng trong tương lai
Đây sẽ là 1 trong những ngành nghề xu hướng của tương lai. Đặc biệt là những DN trong ngành viễn thông, công nghệ, truyền thông – họ sẽ đầu tư rất lớn cho big data, sau đó là công nghệ điện toán đám mây,…
Và xu hướng cảu toàn cầu nó sẽ có sự dịch chuyển cho 1 thời kỳ mới của các ngành năng lượng
Lấy 1 ví dụ cụ thể như này: Đây là diễn biến của 2 loại CP PPC và HDG
Một cổ phiếu tăng từ giá 12,13 lên giá 32 và một cổ phiếu đi ngang trong suốt quá trình thời gian vừa rồi. Đây là 2 doanh nghiệp đại diện cho 2 lĩnh vực trong 1 ngành nghề cung ứng năng lượng. Một bên thì sử dụng các loại năng lượng cũ năng lượng than đá. Một bên thì sử dụng năng lượng sạch - năng lượng mặt trời. HDG đang có tham vọng mở rộng hoạt động sang năng lượng tái tạo.
Xu hướng thì NĐT chắc chắn sẽ kỳ vọng vào 1 cái gì đó trong tương lai: Chúng ta sử dụng những năng lượng cũ thì giá cổ phiếu không thay đổi, trong khi chúng ta sử dụng những năng lượng sạch thì giá tăng rất mạnh và tăng rất nhanh. Vì đơn giản nó đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của nền kinh tế và xu hướng trong tương lai.
Vì xu hướng trong tương lai định hình 1 cái rất quan trọng cho NĐT: Đó chính là sự kỳ vọng
Bài học đầu tiên: Nên đầu tư vào 1 cái gì đó mới, đầu tư vào cái gì đó tương lai, của thời đại.
2. Cố dự đoạn thị trường - 1 điều khá vô nghĩa.
Khi chúng ta sống trong sự lo lắng của dịch bệnh toàn cầu, sự chống dịch của Việt Nam thì ai cũng sẽ nghĩ năm nay TTCK sẽ khó vì CK là thước biểu của 1 nền kinh tế. Cho nên lúc thị trường giảm xuống còn có 650 điểm thì gần như NĐT nào cũng bi quan, sau đó có những sự phục hồi lên 800 điểm. Đây là 1 tâm lý phục hồi sau 1 cú rớt mạnh - phục hồi kỹ thuật.
Đây là những nhịp tăng và tăng trong nghi ngờ, rất nhiều NĐT nghi ngờ vì lúc đó số liệu kinh tế cực kỳ xấu. Mọi người ai nấy cũng đều rất bi quan. Các dự đoán cho rằng 800 điểm là là vùng phục hồi ngắn hạn và sẽ tiếp tục giảm. Sau đó TTCK tăng lên 900 điểm, và mọi người cũng cho rằng 900 điểm là 1 vùng đỉnh của TTCK khi cái nhịp phục hồi này nó đã kết thúc. Và sau đó TTCK cũng chính thức vượt qua xu hướng của 1000 điểm.
Và rõ ràng khi chúng ta phân tích như vậy, 800-900 thì dường như chúng ta dự đoán đều sai.
Vì thị trường là cấu thành của dòng tiền, mà dòng tiền thì có rất nhiều dòng tiền tham gia: Có thể kể đến như dòng tiền của NĐT cá nhân, tổ chức tài chính trong nước và các dòng vốn của nước ngoài, dòng tiền rửa tiền... Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều dòng tiền tham gia, và dường như NĐT cá nhân cũng gia tăng lượng tiền họ đầu tư. Tổ chức tài chính, các quỹ cũng gia tăng lượng tiền, dòng tiền rửa tiền cũng tăng. Nó tạo ra sự phát triển và tăng giá của cổ phiếu và nó đi ngược lại những quy luật bình thường của 1 nền kinh tế và cách vận động của 1 nền kinh tế.
3. Mạo hiểm nhiều hơn khi thị trường tốt
Khi thị trường hồ hởi hơn với nhiều dòng tiền tham gia thì cách nhận diện của NĐT cũng sẽ khác.
Thị trường khó khăn thì ta sẽ tìm biện pháp an toàn. Nhưng trong 1 điều kiện tốt, dòng tiền ào ạt đổ vào thì chúng ta cần phá cách và chấp nhận rủi ro nhiều hơn để đạt được những kết quả sinh lời tốt hơn.
Bài học: Quá chăm chăm vào sự phát triển bền vững của 1 DN mà quên đi mất 1 điều thị trường tốt thì những DN có cấu trúc nợ càng lớn thì CP càng bứt phá.
Đây là kết quả của 2 loại CP như vậy: 1 CP tăng 50% và 1 CP tăng 200% trong năm nay.
Vậy điều khác biệt ở đây là gì ?
Đầu tiên phải kể đến ngành nghề: Ngành nghề nào xu hướng thì tôi sẽ quan tâm, nhưng cái cốt lõi nhất của 1 DN đó là sự phát triển của DN. Tất nhiên trong một điều kiện tốt thì cổ phiếu nào vay nợ nhiều hơn thì cổ phiếu đó phát triển nhiều hơn, tăng trưởng nhiều hơn. Lý do để dòng tiền vào các cổ phiếu vay nợ nhiều hơn.
Tức là trong 1 thị trường tốt đừng nên quá an toàn, vẫn có lời nhưng mức lời thấp hơn so với những dòng vốn vay nợ thấp.
Chúng ta lựa chọn DN nào đó quá an toàn, quá to lớn, ổn định, quá nhiều tiền thì chúng ta không tạo ra được cú hích như là các CP vay nợ nhiều, CP non trẻ, CP tăng trưởng nhanh.
Tóm lại trong 1 thị trường tốt, các CP vay nợ nhiều là các CP bứt phá.
4. Nguyên tắc đầu tư: Chỉ đầu tư và phát triển tài sản dựa vào sự gia tăng và phát triển của DN
Năm nay có rất nhiều cơ hội đầu tư mà anh chị đã bị bỏ lỡ và chắc hẳn không tránh khỏi tiếc nuối.
Tiếc nuối vì bán CP đó quá sớn, khi bán thì giá CP liên tục tăng, tiếc nuối vì chúng ta đang cố dự đoán thị trường tạo đỉnh ở 800 điểm - bán ở vùng giá 22. Tạo đỉnh ở 1000 điểm và bán ở vùng giá 32, NĐT đang bán tháo và bán ở vùng giá 37-38. Nhưng kết quả cuối cùng ai mua và nắm giữ CP lại là những nhà chiến thắng, và chiến thắng cực kỳ lớn trong năm 2020.
2020 cũng là năm ghi nhận sự phục hồi 70% của nền KTCK, nhưng CP này nó đã phục hồi trung bình đến gấp 3 lần thị trường. Và nếu NĐT mua và nắm giữ những CP vượt trội hơn thị trường thì chúng ta đã chiến thắng so với mặt bằng chung của thị trường.
Vậy câu hỏi đặt ra làm sao mua để nắm giữ CP ?
Chúng ta cần có những công cụ phân tích và đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp cho chính mình. Nếu chúng ta đang đầu tư cho sự phát triển của 1 DN thì bán nó đi khi CP đó ko còn phát triển nữa, nhưng nắm giữ nó khi cổ phiếu đó còn sự tăng trưởng.
Năm 2020 đã qua đi, mở ra tới 2021 một năm đại sóng của CK, chúng ta nên nhìn nhận lại để có thể đúc kết ra những kiến thức và kinh nghiệm cho mình để gia tăng lợi nhuân nhiều hơn.
1. Đầu tư vào những ngành nghề xu hướng thời đại, xu hướng trong tương lai đưng đầu tư vào những ngành nghề trong QK vì QK nó không bao giờ vẽ ra tương lai
2. Dừng dự đoán thị trường vì nó là điều rất vô nghĩa
3. Trong 1 thị trường tốt, cần mạnh dạn và táo báo hơn đưa ra những quyết định đạt được tỷ suất sinh lời cao hơn dựa vào cấu trúc nợ của 1 DN
4. Phân tích hết rồi thì mua và nắm giữ CP. Hãy có niềm tin với CP mình chọn
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0966.96.9653 (Kim Anh - Chuyên viên tư vấn CTCK VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận