5,2 triệu đô và “đi tắt đón đầu”
Ngày xưa đi học, có một hôm lớp mình thảo luận về mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và thị trường tài chính.
Thị trường tài chính của mỗi quốc gia có hai cấu phần chính: ngân hàng và chứng khoán. Có nước thì doanh nghiệp huy động vốn qua ngân hàng nhiều hơn (bank-based), lại có nước thì thị trường chứng khoán phát triển hơn (securities-based).
Có một giả thuyết giải thích hiện tượng này dựa trên tiến trình công nghiệp hoá của mỗi quốc gia.
Đại ý là những nước công nghiệp hoá sớm, hoặc những nước đã công nghiệp hoá đến mức cao thường tăng trưởng dựa trên công nghệ mới. Kinh doanh dựa trên công nghệ mới thì liều, được thì ăn nhiều, nhưng nguy cơ mất cũng cao. Kiểu kinh doanh này hợp khẩu vị của nhà đầu tư chứng khoán hơn là ngân hàng. Vì thế mà những nước công nghiệp hoá sớm như Anh Mỹ, hoặc các nước đã bước vào giai đoạn phải tự mình đi đầu trong nhiều lĩnh vực rồi thì thị trường chứng khoán có quy mô lớn hơn.
Ngược lại, những nước đi sau không gặp nhiều rủi ro khi phải làm cái mới nữa. Những nước này cố gắng làm mọi thứ rẻ hơn với quy trình quản trị tốt hơn các nước đi trước. Các dự án như vậy ít rủi ro hơn và ngân hàng dễ chấp nhận cho vay hơn. Chính vì thế, các nước công nghiệp hoá sau (Nhật, Hàn, Trung Quốc) thường có quy mô hệ thống ngân hàng lớn hơn thị trường chứng khoán.
Hệ thống ngân hàng tại các nước công nghiệp hoá sau thực sự đúng với cái tên “bà đỡ” cho nền kinh tế, không chỉ về vốn mà còn về quản trị.
Việt Nam vẫn hay dùng từ “đi tắt đón đầu” để nói về công nghiệp hoá quốc gia. Muốn đi tắt đón đầu, thì hệ thống ngân hàng phải mạnh. Muốn hệ thống ngân hàng mạnh thì cơ quan giám sát hệ thống ngân hàng, chống tội phạm tài chính phải sạch.
Khi cơ quan này cũng là tội phạm, thì chúng ta đi tắt vào bụi rậm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận