43 chung cư ở TP HCM tranh chấp phí bảo trì
Nhiều chung cư xảy ra tranh chấp phí bảo trì vì chủ đầu tư chậm hoặc không bàn giao theo quy định.
Thông tin được đại diện UBND TP HCM nêu tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật quản lý và xây dựng chung cư diễn ra ngày 29/3.
Theo UBND thành phố, việc tranh chấp kinh phí do chủ đầu tư cố tình né tránh, chiếm dụng kinh phí bảo trì mà không giao cho ban quản trị. Không ít trường hợp chủ đầu tư và ban quản trị chưa thống nhất với nhau về kinh phí bảo trì dẫn tới mâu thuẫn. Nhiều chủ đầu tư khi hoàn thành xong công trình chậm hoặc không tổ chức hội nghị bầu ban quản trị.
Hiện, người mua nhà phải đóng phí bảo trì tương ứng với 2% giá trị căn hộ. Với dự án hàng nghìn căn hộ, tổng mức phí có thể lên tới vài chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Theo quy định, phí bảo trì được dùng để bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung tại tòa nhà bị xuống cấp trong khi sử dụng. TP HCM có đang có hơn 1.600 chung cư
Hồi tháng 3/2021, Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở liên quan quỹ bảo trì chung cư. Theo đó khi xảy ra tranh chấp, thay vì làm việc với chủ đầu tư, chính quyền cấp tỉnh có thể đề nghị ngân hàng nơi chủ đầu tư mở tài khoản gửi phí bảo trì chung cư chuyển tiền sang tài khoản của ban quản trị.
Nếu tài khoản quỹ bảo trì không còn tiền, hoặc tiền không đủ, trong 5 ngày từ sau khi có quyết định cưỡng chế, ngân hàng sẽ cung cấp thông tin về tài khoản kinh doanh và số tiền hiện dư của chủ đầu tư để cơ quan chức năng yêu cầu cưỡng chế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận