4 yếu tố vĩ mô chính ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán (phần 1)
1. TĂNG TRƯỞNG GDP
-GDP = Tổng lượng hàng hóa & dịch vụ một đất nước sản xuất ra
-GDP tăng = Việc tăng năng suất
-Khi làm một công việc gì đó theo thời gian , con người sẽ CHUYÊN NGHIỆP hơn == Họ sẽ tìm cách gia tăng năng suất làm việc tốt hơn để làm ra sản phẩm nhanh và nhiều hơn
-Trong xã hội luôn có những con người và công ty xuất sắc một năm năng suất tăng gấp 2-3 lần. Nhưng vẫn có thành phần kém may mắn hơn , khi chỉ tăng rất ít , hoặc giữ nguyên thậm chí còn làm ăn kém đi.
-Tăng trưởng GDP đồng nghĩa với việc công ty tăng doanh thu==Nhân viên được tăng lương tăng thưởng .Sinh viên mới ra trường thì có thêm việc làm vì nền kinh tế tăng trưởng luôn tạo ra việc làm mới . Nhà nước cũng sẽ có thêm nguồn thu ngân sách từ thuế == Đầu tư ngược trở lại nâng cao phúc lợi xã hội.
- Chỉ số GDP đo tổng thể chung của quốc gia vì vậy chúng ta cần GDP tăng khoảng 7% mỗi năm thì nền kinh tế mới phát triển và lành mạnh.
*Vì sao con số 7% là hợp lý ?
+)Đến nay chỉ có 3 nước làm tốt hơn con số này trong vòng 10 năm liên tục là Trung Quốc , Nhật Bản và Hàn Quốc tăng 10%/năm và sau đó chững lại rồi giảm đều .
+) Nhóm nước cao thứ 2 có mức tăng GDP 7%/ năm liên tục sau 10 năm thì thu nhập của quốc gia đó tăng gấp đôi từ đó đạt được thịnh vượng . Trong quá trình đi lên đó tạo rất nhiều cơ hội phát triển cho người dân và doanh nghiệp
-Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam từ 1990-2010 là 5.89% làm cho tỷ lệ nghèo trên đầu người đã giảm mạnh từ 57% ( 1990 ) xuống còn 13.5%( 2014 )
- Khi thoát nghèo thì nhu cầu dinh dưỡng tăng cao == Giai đoạn này Vinamilk mới trở thành công ty sữa lớn nhất việt nam
-Tiếp theo là nhu cầu xây dựng của cải và tài sản phát triển == Hình thành các tập đoàn :Bất động sản , Xây dựng , Vật liệu xây dựng lớn như VINGROUP , COTECCONS ,Hòa Phát …
- Sau khi có ăn , có nhà rồi thì sẽ hình thành nhu cầu mua sắm nhu cầu được phục vụ, tầng lớp trung lưu lúc này tăng nhanh == Hình thành nên các tập đoàn dịch vụ lớn như : Thế Giới Di Động , Vàng Bạc đá quý Phú Nhuận PNJ , VinMart , Masan….
== Tóm lại việc tăng trưởng GDP đồng nghĩa với việc có rất nhiều doanh nghiệp hình thành từ đó tạo cơ hội đầu tư rất lớn. Nếu chúng ta nhận diện được những doanh nghiệp đó đầu tư vào và đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng thì chúng ta cũng được hưởng lợi theo. Đây là mối quan hệ WIN-WIN tất cả mọi người cùng thắng.
2. Lãi suất
-Lãi suất được hiểu là giá của tiền tệ ,là khoản doanh nghiệp hay cá nhân phải trả khi vay của ngân hàng. Đó cũng chính là chi phí cơ hội doanh nghiệp hay cá nhân phải trả khi vay mượn nguồn lực của xã hội
- Việc tăng lãi suất ngay lập tức sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp đi vay nợ. Vì hầu hết các doanh nghiệp đều đi vay nợ để làm ăn
*Ví dụ về Công ty Xây dựng Hòa Bình ( HBC ) thời điểm năm 2019.
+) Doanh thu HBC là 18.655 tỷ
+) Giá vốn : 17.363 tỷ
+) Chi phí tài chính và bán hàng : 395 tỷ
+) Chi phí quản lí doanh nghiệp : 508 tỷ
+) Lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp : : 403 tỷ
Nợ vay của HBC:
+) Ngắn hạn : 4742 tỷ
+) Dài hạn : 219 tỷ
== Tổng nợ vay : 4961 tỷ
Giả sử lãi suất tăng 1% == HBC phải trả nợ tài chính thêm 4961 tỷ *0.01 =50 tỷ
Chỉ cần ngân hàng trung ương tăng 1% lãi suất thì công ty xây dựng Hòa Bình không làm gì cũng bốc hơi ngay 50 tỷ. Mọi người có thể thấy việc tăng lãi suất nó ảnh hưởng ngay và luôn đến doanh nghiệp. Làm cả năm nhưng chỉ cần tăng lãi suất lên là doanh nghiệp mất đi rất nhiều lợi nhuận . Ở ví dụ cụ thể với HBC thì ngân hàng cứ tắng 1% lãi suất thì HBC mất 50 tỷ. Việc tăng lãi suất với con số một vài phần trăm tưởng như nó nhỏ nhưng nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nào có nợ vay lớn . Do vậy khi đầu tư chúng ta cũng tránh hạn chế đầu tư vào những công ty có nợ vay lớn .
2 yếu tố chính còn lại mình sẽ chia sẻ ở bài viết lần sau.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận