menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Đặng

4 quy tắc tiền bạc làm nên sự khác biệt giữa người giàu bền vững và người mãi không thể thoát nghèo

Chuyên gia khẳng định tuân thủ 4 quy tắc này sẽ giúp bạn ổn định và phát triển tình hình tài chính của bản thân.

Đương nhiên, tôi không thể kiểm soát cách các khách hàng của tôi thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, dòng tiền. Tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là phân tích tình hình tài chính của họ và đưa ra lời khuyên. Việc thực hiện ra sao hoàn toàn là ở họ.

Từ kinh nghiệm tư vấn và lắng nghe phản hồi của khách hàng sau quá trình tư vấn, tôi nhận ra có 4 lời khuyên mà phần lớn mọi người đều từ chối thực hiện. Đây cũng là 4 quy tắc về tiền bạc tạo ra sự khác biệt trong tình hình tài chính của những người tôi tư vấn.

1 - Đừng cố chấp với mục tiêu mua nhà bằng mọi giá

Từ góc độ chuyên gia, cố vấn tài chính, tôi nhận thấy mua nhà dường như là quyết định/mục tiêu được đưa ra dựa theo cảm xúc. Nhiều khách hàng của tôi nói rằng họ không hài lòng với việc đi ở thuê cả đời, thế nên họ phải mua nhà bằng mọi giá, bất chấp tình hình tài chính hiện tại của bản thân có đang ổn hay không.

Tôi không khuyến khích mọi người đặt mục tiêu phải mua nhà bằng mọi giá, nhất là khi nền tảng tài chính của bạn chưa ổn định.

Dù là đi thuê nhà hay mua nhà, ngân sách an toàn và tối ưu nhất dành cho nhà ở là 20% tổng thu nhập năm. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn khả năng duy trì sự linh hoạt và ổn định về mặt tài chính cho các mục tiêu, lĩnh vực khác trong cuộc sống.

2. Hãy cố gắng tăng tỷ lệ tiết kiệm bằng mọi cách

Là một chuyên gia, cố vấn tài chính, mục tiêu lớn nhất của tôi là giúp khách hàng của mình đạt được sự cân bằng giữa việc tận hưởng cuộc sống hiện tại và tạo dựng được sự an tâm tài chính trong tương lai.

Việc có khoản tiết kiệm và tăng tỷ lệ tiết kiệm là một yếu tố quan trọng để đạt được sự cân bằng ấy. Phần lớn các khách hàng của tôi đều có xu hướng hài lòng với thói quen tiết kiệm của bản thân. Điều này không hẳn là không tốt nhưng mặt trái của nó chính là họ cho rằng mình tiết kiệm được chừng đó là đủ rồi, và từ chối hoặc thờ ơ với lời khuyên gia tăng tỷ lệ tiết kiệm.

Khi nền kinh tế có biến động và tỷ lệ lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại, việc tăng tỷ lệ tiết kiệm là điều bắt buộc, chứ không phải thứ bạn có thể lựa chọn làm hay không làm.

3. Không ngừng duy trì quỹ dự phòng

Dù không ai muốn bản thân mình sẽ rơi vào những tình huống ngặt nghèo về sức khỏe, hoặc tài chính, nhưng nghĩ tới những trường hợp như thế vẫn là điều nên làm. Tôi luôn khuyến khích các khách hàng của mình nghĩ về kịch bản tệ nhất có thể xảy đến với họ, để từ đó vạch ra đường hướng xây dựng quỹ dự phòng - khoản tiền sẽ dùng để trang trải, hoặc giải quyết vấn đề khi kịch bản xấu xảy ra.

Phần lớn các khách hàng của tôi không từ chối xây dựng quỹ dự phòng. Tuy nhiên, họ lại lầm tưởng rằng chỉ cần có 6 tháng tiền sinh hoạt phí trong quỹ dự phòng là đủ, chẳng cần đổ thêm tiền vào khoản quỹ này nữa. Tôi cho rằng đây là lầm tưởng rất tai hại.

6 tháng tiền sinh hoạt phí là mức tối thiểu mà một người cần có trong quỹ dự phòng, hoàn toàn không phải là mức tối đa cần cần có.

4. Đừng cố gắng ‘đợi thời điểm thích hợp” để đầu tư chứng khoán

“Lúc này có phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu đầu tư chứng khoán hay không?” là một trong những câu hỏi mà gần như tất cả các khách hàng đều dành cho tôi. Thành thật mà nói, không tồn tại khái niệm “thời điểm thích hợp” trong việc đầu tư chứng khoán.

Ngay cả những chuyên gia chứng khoán lâu năm cũng không dám đưa ra một nhận định chắc chắn 100% về diễn biến của thị trường, nên việc đợi thời điểm thích hợp để đầu tư là rất vô nghĩa, nếu xét từ góc độ chủ quan là tình hình thị trường chứng khoán.

Thời điểm thích hợp để đầu tư phải là do bạn quyết định. Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà bạn nên xem xét chính là nguồn vốn. Để an toàn, tôi khuyên bạn nên dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư,

Có 2 vấn đề mà bạn nên cân nhắc:

- Mình có thể dùng bao nhiêu % trong nguồn tiền nhàn dỗi để đầu tư?

- Trong trường hợp dùng 100% tiền nhàn rỗi để đầu tư, nếu phát sinh vấn đề cần tiền, bản thân có khả năng xoay sở hay không?

Đó mới là cách tư duy đúng để bắt đầu đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả