4 dấu hiệu bất ngờ chứng tỏ bạn thông minh hơn người
Dưới đây là 4 thói quen của những người thông minh để phát triển bản thân. Thông qua đó, họ có thể tăng sức ảnh hưởng và thu hút được nhiều người hơn vào vòng kết nối của mình.
1. Họ tìm kiếm sự khôn ngoan của người khác
Bên cạnh sách, các lớp học hay những buổi hội thảo thì những người thông minh còn mở rộng kiến thức của mình theo những cách khác. Họ đủ khôn ngoan để biết tầm quan trọng của việc tiếp thu sự khôn ngoan của người khác. Người thông minh hiểu rằng mình không biết tất cả. Họ sống theo phương châm: “Nếu bạn là người thông minh nhất trong phòng thì bạn đang ở nhầm nơi.”
Nói một cách ẩn dụ, họ coi mình như những con cá nhỏ trong chiếc ao lớn cuộc đời. Họ tìm kiếm các mối quan hệ, học cách làm những điều mới mẻ tuyệt vời hơn. Họ cũng không giới hạn tư duy của mình, gắn liền hình ảnh cố vấn với những người lớn tuổi và giàu kinh nghiệm. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, những người thông minh biết cách tận dụng lợi thế của việc học hỏi từ những người có thể trẻ hơn và ít kinh nghiệm hơn nhưng hiểu biết về công nghệ hơn và là chuyên gia trong các lĩnh vực xa lạ với họ.
Những người thông minh cởi mở với ý tưởng mới lạ. Họ tận dụng các mối quan hệ có được như một chiến lược làm việc. Nếu là người quản lý, họ sẽ tìm kiếm và lắng nghe những nhân viên trẻ của mình để có được những góc nhìn mới mẻ hơn.
2. Họ rèn luyện khả năng tự nhận thức
Sự tự nhận thức có thể đưa ra lời cảnh báo bạn về những mối quan hệ mình cần đầu tư và những người cố vấn bạn nên đến tìm lời khuyên. Khi họ thấy người dùng bữa cùng mình đang lan truyền tin đồn ác ý về người khác, những người thông minh có đủ trực giác để biết bản thân hoàn toàn có thể là người tiếp theo trong danh sách của người kia. Họ sẽ chọn rời đi và tránh xa những nguồn tin đồn độc hại.
Những người này cũng nhận thức được tư duy nhóm tại nơi làm việc. Họ sử dụng khả năng tự nhận thức để nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm khi một nhóm người đưa ra quyết định chỉ dựa trên ý kiến của đa số vì sợ bất đồng quan điểm hoặc bị áp lực phải đồng ý, tránh cạm bẫy trong từng tình huống.
3. Họ tò mò
“Bộ óc vĩ đại của nhân loại” Albert Einstein có câu nói nổi tiếng rằng: “Tôi không có tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ tò mò một cách say mê”.
Harvard Business Review viết rằng những người có "chỉ số tò mò" (CQ) cao hơn thường tò mò hơn và tạo ra nhiều ý tưởng độc đáo hơn. Theo thời gian, phong cách suy nghĩ này sẽ dẫn những người đó đến mức độ tiếp thu kiến thức cao hơn. Theo đó, "chỉ số tò mò" có thể là công cụ tối ưu để tạo ra các giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp.
4. Họ là những người biết lắng nghe
Lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng lãnh đạo ít được dạy nhất nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng ta dành 70-80% thời gian thức của mình cho một số hình thức giao tiếp và 45% thời gian đó dành cho việc lắng nghe.
Trong khi nhiều người cho rằng bản thân là những người biết lắng nghe thì các nghiên cứu đã xác nhận rằng đa phần chúng ta là những người lắng nghe kém hiệu quả. Khi chúng ta nói chuyện với đồng nghiệp hoặc khách hàng trong 10 phút, các nghiên cứu cho thấy chúng ta chỉ thực sự chú ý chưa đến một nửa cuộc trò chuyện. Trong vòng 48 giờ, mọi thông tin chúng ta lưu giữ lại sẽ giảm xuống còn 25%. Nói cách khác, chúng ta thường hiểu và chỉ ghi nhớ được 1/4 những gì mình nghe được.
Những người thông minh hiểu rõ điều này. Họ tận dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của bản thân để giải quyết vấn đề, xây dựng niềm tin và chiếm được trái tim, khối óc của mọi người.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận