menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhật Anh

4 bộ trả lời đề xuất của tỉnh Lạng Sơn về dự án sử dụng vốn vay ODA

Sau khi tỉnh Lạng Sơn đề xuất điều chỉnh dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đức và vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Thụy Sỹ, các bộ đã có phản hồi cụ thể.

Cụ thể mục tiêu điều chỉnh là dự án “Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Lạng Sơn” (sau đây gọi tắt là dự án) sử dụng vốn vay ODA của Đức và vốn ODA không hoàn lại của Thụy Sỹ.

Dự án được Thủ tướng phê duyệt danh mục với hạn mức vốn vay ODA của Đức là 7,6 triệu Euro năm 2004. Sau khi được tỉnh Lạng Sơn phê duyệt đầu tư vào năm 2009, dự án lần lượt được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, thay đổi quy mô và kéo dài thời gian thực hiện trong các năm 2012, 2015 và 2019, chủ đầu tư là Công ty CP Cấp thoát nước Lạng Sơn.

Tới giữa năm 2020, tỉnh đề nghị gia hạn thời gian thực hiện dự án. Theo đó, UBND tỉnh đã điều chỉnh tăng 293.557,629 triệu đồng (tương đương 71,98%) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu và kéo dài thời gian thực hiện tới năm 2020.

Căn cứ quyết định của Thủ tướng, thời gian thực hiện dự án và thời gian giải ngân của khoản vay được gia hạn tới 31/12/2020. Tuy nhiên, tháng 5/2020, UBND tỉnh đề xuất thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2021.

Bộ Kế hoạch và đầu tư xác định, thời gian thực hiện dự án đến nay không đảm bảo phù hợp quy định của Luật Đầu tư công đối với dự án nhóm B (không quá 4 năm). Đồng thời, đề có cơ sở báo cáo Chính phủ, bộ này đề nghị tỉnh giải trình về nguyên nhân, sự cần thiết của việc thực hiện dự án trong 9 năm (2012-2021).

Đề nghị UBND tỉnh xác định thời gian kết thúc giải ngân vốn ODA theo các hiệp định dự án, bổ sung cam kết tự chi trả các khoản chi phí phát sinh khi gia hạn giải ngân khoản vay (nếu có).

Nội dung đề xuất tiếp theo của tỉnh là điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án. Cụ thể, UBND tỉnh đề xuất tổng mức đầu tư điều chỉnh là 721.690 triệu đồng (so với 701.350 triệu đồng đã được phê duyệt). Cơ quan bộ đề nghị tỉnh làm rõ căn cứ quyết định chi phí đầu tư của dự án bằng ngoại tệ, phần nào được phép chi bằng ngoại tệ (nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…) để đảm bảo các chi phí thực hiện tại lãnh thổ Việt Nam (trừ chi phí nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp nước ngoài) phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự án đề xuất bổ sung chi phí dịch vụ tư vấn quốc tế tương đương 586.729 Euro vốn ODA không hoàn lại của SECO (Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ). Tuy nhiên, theo thông báo của nhà tài trợ, nguồn vốn ODA không hoàn lại được bổ sung dự kiến là 290.000 Euro.

Vì vậy, bộ đề nghị UBND tỉnh rà soát, làm việc với nhà tài trợ để làm rõ một số nội dung như: số vốn ODA không hoàn lại đề xuất bổ sung và khả năng bố trí vốn của nhà tài trợ, sự cần thiết sử dụng tư vấn cho dự án và chịu trách nhiệm về sự cần thiết, hiệu quả sử dụng tư vấn…

Đáng chú ý, về khả năng cân đối vốn ODA, tỉnh được đề nghị bổ sung giải trình về khả năng cân đối vốn nước ngoài trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm tương ứng với đề xuất gia hạn thời gian thực hiện đến năm 2021.

Liên quan tới kéo dài bố trí vốn đối ứng của ngân sách trung ương, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, vốn đối ứng từ ngân sách trung ương giao cho dự án là 154.156 triệu đồng. Đến nay, kế hoạch đầu tư công đã bố trí đủ số vốn này trong 3 năm 2016-2019. Cũng theo tỉnh báo cáo hồi tháng 5/2020, dự án được bố trí vốn đối ứng từ ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 là 154.156 triệu đồng. Như vậy, vốn còn lại của dự án chưa thực hiện giải ngân là 52.740 triệu đồng.

Trong khi đó, Thủ tướng đã có ý kiến không kéo dài kế hoạch vốn đầu tư ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương các năm 2016, 2017, 2018 sang năm 2020 (chỉ được kéo dài đến hết 31/12/2020 nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 được Thủ tướng giao vốn sau ngày 30/9/2018). Do đó, dự án không thuộc danh mục dự án được kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đối ứng từ ngân sách trung ương sang năm 2020.

Về đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Bộ Xây dựng cho biết: UBND tỉnh Lạng Sơn cần giải trình cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị đối với các gói thầu không đảm bảo về thời gian dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Đồng thời, tỉnh chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư để đảm bảo các mục tiêu của dự án.

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại tỉnh Lạng Sơn có thời gian thực hiện từ 2012-2018 (theo quyết định điều chỉnh dự án của tỉnh vào cuối tháng 12/2012). Tuy nhiên, do dự án không thể hoàn thành theo kế hoạch nên ngày 17/1/2019, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đã chấp thuận gia hạn thời gian giải ngân cho các hiệp định vay đến 31/12/2020.

Ban đầu, năm 2009 dự án được tỉnh duyệt có vốn đầu tư 407 tỷ đồng. Sau đó, tăng lên thành trên 700 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra của Bộ Tài chính năm 2017 đã chỉ ra một số sai sót liên quan như phê duyệt dự toán tăng không đúng của 2 gói thầu xây lắp với số tiền hơn 15,6 tỷ đồng, dẫn đến giá trị trúng thầu cao hơn giá dự toán với số tiền 15,1 tỷ đồng. Dự toán áp dụng đơn giá nhân công không phù hợp, dẫn đến giá trúng thầu cao hơn 18,4 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại