30 tới 35 nên "lập" cái gì để không bị thời đại bỏ lại, không bị "mất việc " làm phiền?
30 tuổi, có thể chưa cần phải là ông to bà lớn, sự nghiệp lẫy lừng, nhưng nó cũng không thể là cái cớ để bạn buông bỏ mình, không cầu tiến, không nỗ lực. Có 3 "lập" mà bạn cần phấn đấu ngay từ giây phút này.
Thời gian là có hạn, nếu bạn coi 5 năm là một giai đoạn, vậy thì phần lớn mọi người đều sẽ chỉ có không quá 20 giai đoạn.
Nói cách khác, nếu mỗi một giai đoạn bạn đặt ra cho mình một "mục tiêu", vậy thì cả đời nhiều nhất sẽ chỉ có khoảng 20 cái mục tiêu.
Chưa kể chúng ta rất nhiều người trước 30 tuổi còn sống rất mơ hồ, vậy thì 20 cái mục tiêu sẽ trừ đi khoảng 6 cái, vậy sẽ chỉ còn lại khoảng mười mấy cái mục tiêu để phấn đấu.
Vì thời gian quý báu như vậy, nên chúng ta phải biết cách trân trọng nó.
Cái gọi là "tam thập nhi lập", rất nhiều người hiểu lầm rằng lúc 30 tuổi sự nghiệp đã phải có thành tựu, nhưng cách nói này với nhiều người lại không được thực tế cho lắm.
Vậy từ 30 tới 35 tuổi, giai đoạn khá quan trọng của cuộc đời, chúng ta rốt cuộc nên "lập" những gì? Rốt cuộc nên "kinh doanh" mình ra sao mới cho ra được "lợi nhuận" tối đa?
Dưới đây là 3 lời khuyên mà tôi muốn dành cho các bạn.
"Lập chí": phải rõ ràng kế hoạch tương lai
Trong thực tế cuộc sống, tính từ khi tốt nghiệp cho tới khi ra đi làm, chưa tới 30 tuổi sẽ có chưa tới 10 năm làm việc, chưa kể còn nhảy việc hay đổi nghề.
Vì vậy, trước 30 tuổi có một sự nghiệp vững chắc và thành công, điều này không phải là điều mà số đông làm được.
Nhưng nếu tới 30 tuổi rồi mà chúng ta vẫn chưa thể cho chính mình một kế hoạch tương lai rõ ràng, vậy thì cuộc sống tuổi trung niên sau đó sẽ rất khó khăn.
Bước vào độ tuổi này, bất kể là trong cuộc sống hay trong công việc, mọi người cũng đều đã có những tích lũy nhất định, vậy thì chúng ta cũng nên có những suy nghĩ nhất định để đưa ra kế hoạch và những phán đoán cho tương lai của mình.
Vậy nên, từ 30 tới 35, trong giai đoạn quan trọng này, điều cần thiết nhất chính là cho mình một kế hoạch tương lai rõ ràng và đầy hứa hẹn.
Đến tuổi này rồi, sự nghiệp vốn đã không ra đâu rồi mà vẫn không thể có một hoạch định rõ ràng cho tương lai, sống kiểu cho qua ngày, vậy thì bạn sau đó sẽ rất khó có không gian lớn hơn để phát triển.
"Lập tâm": Có một tâm thái làm việc "nói đi đôi với làm"
Thiếu niên ngông cuồng là giai đoạn cuộc đời mà ai cũng đều sẽ trải qua, giai đoạn này con người ta thường khá "sĩ diện", hoặc là chỉ đâm đầu vào học quên mất thực hành, hoặc là nói nhiều hơn làm.
Xuất hiện hiện tượng này đó là bởi phần lớn chúng ta vẫn chưa đủ trưởng thành vì vậy mới khó có thể "học đi đôi với hành", để tri thức và hành động được hợp nhất với nhau.
Chỉ biết đánh trận trên giấy, không biết thực hành, biến nó thành hành động thiết thực, vậy sẽ thiếu đi căn cứ xác thực, sẽ rất khó có thể có động lực để hiện thực hóa được mục tiêu.
Bất luận là trong công việc hay trong cuộc sống hàng ngày, học đi đôi với hành luôn là điều rất quan trọng, đừng chỉ làm một kẻ giỏi võ mồm. Thời niên thiếu, bạn giỏi võ mồm, người ta có thể cho đó là tuổi trẻ vô tư, chưa nếm mùi đời, nhưng bước sang độ tuổi 30 rồi mà vẫn chỉ giỏi võ mồm, không có hành động thực tế chứng minh, suốt ngày do dự, lưỡng lự, tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh, vậy thì người ta sẽ chỉ có thể gán cho bạn hai chữ "bất tài" mà thôi.
Có hành động, mới có động lực, mới có hiện thực hóa.
"Lập mệnh": Mạnh mẽ, tham vọng làm chủ vận mệnh của chính mình
Càng lớn tuổi, con người ta càng tin vào chữ "mệnh", câu cửa miệng của họ thường sẽ là "số rồi".
Nhiệt huyết tuổi trẻ, sự sôi nổi, mạnh mẽ, "vận mệnh của tôi do tôi tự quyết định" của những năm tháng thanh xuân đã bay đi đâu hết cả rồi? Vì sao bước vào độ tuổi 30 lại đánh mất đi cái chí khí này, lại thường than thân trách phận, oán than ông trời?
Có lẽ nhiều người cho rằng đó là vì khi còn trẻ, chưa nếm mùi đời, chưa gánh nhiều trách nhiệm, chưa trải qua nhiều vấp ngã hay khó khăn, nghịch cảnh, nên "to mồm" như vậy.
Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, tất cả cũng chỉ vì mình "vô năng" nên mới đổ lỗi cho "số phận" hay chưa?
Những người thường lấy "cái số" làm cái cớ, cúi đầu với hiện tại, xác định là người tầm thường cả đời.
Bất kể là ở độ tuổi nào, ý chí, nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến, quyết tâm thay đổi cuộc sống, nâng cao chất lượng sống cũng đều cần phải có.
Cuộc đời mình, nằm trong tay mình, chứ không nằm trong tay ai khác, chỉ có mình mới là chỗ dựa vững chắc và an toàn nhất cho chính mình.
Lời kết:
Trên mạng từng có một câu hỏi như này: Cuộc sống như nào sẽ được xem là bi thương?
Có một câu trả lời nhận được khá nhiều lượt like rằng:
"30 tuổi rồi, đến việc mình muốn gì cũng không biết, lại còn suốt ngày ca thán, nơi xa xôi thì không dung nạp được cơ thể vật chất, quê hương lại không tiếp nhận được tâm hồn của mình, đó chính là bi thương."
30 tuổi, có thể chưa cần phải là ông to bà lớn, sự nghiệp lẫy lừng, nhưng nó cũng không thể là cái cớ để bạn buông bỏ mình, không cầu tiến, không nỗ lực.
Tại sao không bắt đầu "lập" ngay từ bây giờ? Nếu tới cả 3 cái "lập" này bạn còn làm không được, vậy thì tương lai quả thực khó nói.
Nhớ rằng: vận mệnh của mình, nằm trong tay chính mình, đừng phó thác hết cho ông Trời hay điều kiện ngoại cảnh!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận