24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hồng Hoa
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

30 năm đường đến EVFTA

Trước quá trình 10 năm đàm phán đầy căng thẳng và phức tạp, gốc rễ sâu xa của EVFTA dần hình thành khi Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ hai thập kỷ trước...

Ngày 30/6/2020, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức thông báo: Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), ký kết ngày 30/6/2019, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8 tới, đánh dấu kết thúc quá trình gần 10 năm kể từ khi chính thức khởi động đàm phán Hiệp định.

Việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn EVFTA - thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từ trước tới nay mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển - đã trải qua một hành trình dài với sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều bên.

Nếu tính từ khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán EVFTA vào tháng 10/2010 cho tới khi hiệp định này chính thức được phía EU phê chuẩn vào đầu năm 2020, quá trình đã kéo dài gần tròn 10 năm.

Tuy nhiên, gốc rễ sâu xa của hành trình ấy được đánh dấu từ 3 thập kỷ trước, khi Việt Nam và EU bắt đầu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trước khi bắt đầu quá trình 10 năm đàm phán EVFTA đầy căng thẳng, Việt Nam và EU đã trải qua nhiều bước tiến, xích lại gần nhau trong quan hệ thương mại và ngoại giao của cả 20 năm trước đó.

Đó là dấu mốc hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/11/1990, sau đó ký hiệp định đầu tiên về dệt may năm 1992, rồi Hiệp định khung hợp tác năm 1995..., đến Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên tại Hà Nội năm 2004.

Và rồi, từ ý tưởng được "thai nghén" tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM 5) năm 2004, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sau đó đã bước vào hơn 1 thập kỷ đám phán với nhiều thử thách.

Từ ý tưởng ban đầu, phải mất đến 6 năm chuẩn bị để khái niệm EVFTA lần đầu tiên được nhắc tới chính thức trong Hội nghị ASEM 8 tại Bỉ tháng 10/2010, khi Việt Nam và EU nhất trí khởi động đàm phán.

Trong suốt 3 năm sau đó (2012-2015) 14 phiên làm việc chính thức được thực hiện với hàng chục nội dung được thảo luận. Những nhà đàm phán của hai bên khi được hỏi đều khó chọn ra phiên đàm phán nào gay cấn nhất, bởi "phiên nào cũng căng thẳng, nếu không muốn nói là khắc nghiệt".

Sau nhiều nỗ lực, hai bên cơ bản thống nhất kết thúc đàm phán vào năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017, việc ký kết vẫn chưa thể diễn ra, thậm chí đứng trước nguy cơ đàm phán lại các nội dung liên quan đến đầu tư.

Việc Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) phán quyết tách FTA mà EU đã ký ra làm 2 phần riêng biệt, gồm thương mại tự do (có thể do EC phê chuẩn) và một thỏa thuận riêng rẽ về bảo vệ đầu tư (phải được thông qua tại tất cả các nước thành viên) khiến hiệp định ban đầu được tách ra thành EVFTA và EVIPA.

Quá trình tách EVFTA và EVIPA kéo dài tới tận 2018. Và theo đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), thành viên đoàn đàm phán, nó không chỉ đơn thuần là thao tác kỹ thuật mà có mối ràng buộc rất chặt chẽ với nhau "như một cặp song sinh".

Cùng với đó, việc Anh rời Liên minh Châu Âu và tiến hành quá trình Brexit cũng tiếp tục khiến Hiệp định gặp nhiều thử thách. Thậm chí, ở thời điểm 2 tuần trước ngày ký kết, EU vẫn tiếp tục bổ sung những quan ngại của 3 nước thành viên. Việc này đã đẩy Hiệp định vào tình thế khó hoàn tất trước khi Rumani kết thúc vai trò Chủ tịch luân phiên EU, nghĩa là các thủ tục thông qua phải bắt đầu lại...
“Quãng thời gian đàm phán 9 năm vừa qua rất dài nhưng so với các hiệp định tự do tương tự mà EU đàm phán đến 20 năm mới thấy được những nỗ lực mạnh mẽ của chúng ta", Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sau khi lễ ký kết EVFTA và IPA chính thức diễn ra tại Hà Nội ngày 30/6/2019.

30 năm đường đến EVFTA
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả