3 sai lầm khiến bạn tiết kiệm mãi vẫn không có tiền
Hãy tránh xa 3 sai lầm này nếu không dù có kiếm được nhiều tiền thì tiết kiệm mãi vẫn chẳng có đồng nào.
Lối sống buông thả, tiêu tiền quá trớn
Tiêu dùng là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên, giới trẻ hiện nay đang tiêu tiền quá đà, quá lạc quan với cuộc sống, làm một nhưng tiêu mười. Theo thống kê, thế hệ M và thế hệ Z tại nhiều quốc gia trên thế giới gác lại những dự định tương lai để chiều chuộng bản thân, thoải mái mua sắm những món đồ hàng hiệu đắt tiền, du lịch khắp nơi, chạy theo sở thích cá nhân và đánh giá việc tiêu tiền là một trong những cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Trong cuộc sống, có đến 80% những người bình thường, họ không kiếm được nhiều tiền, còn 20% sẽ là những người sở hữu khối tài sản lớn. Nếu những người bình thường tiêu dùng quá xa xỉ thì vô cùng khó tiết kiệm. Cho nên đừng mải mê chạy theo xu hướng, cảm xúc vui sướng chỉ là nhất thời chứ không thể đem lại giá trị dài lâu. Chúng ta có gì thì nên tận dụng triệt để những thứ đó. Cần thiết thì mua, không cần thì không mua, đừng ham rẻ cố gắng mua theo các đợt sale ảo của các nhãn hàng.
Hãy cảnh giác với thói quen tiêu tiền quá trớn, bởi sẽ rất khó thay đổi. Rất dễ chuyển từ trạng thái tiết kiệm sang lối sống xa hoa buông thả nhưng để chuyển từ xa hoa sang tiết kiệm thì rất khó. Bạn còn tiếp tục sống kiểu này thì chỉ có nghèo hơn.
Không có quỹ dự phòng
Mỗi tháng trích lập một khoản tiền vào quỹ dự phòng để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra như tai nạn bất ngờ, mất trộm mất cắp, thất nghiệp… Quỹ này khác với quỹ tiết kiệm. Nhiều người có lối suy nghĩ tùy cơ ứng biến hay đến đâu hay đến đó nên bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản tài chính dự phòng này, rủi ro xảy đến thì sẽ trở tay không kịp. Hoặc phải sử dụng tiền tiết kiệm hoặc phải đi vay để không rơi vào thế bế tắc. Khi tiết kiệm hết thì chắc chắn gặp tình trạng nợ nần, phải gánh thêm một áp lực tài chính.
Lời khuyên mà các chuyên gia quản lý tài chính cá nhân chuyên nghiệp dành cho bạn là nên có một quỹ dự phòng bằng 03 – 06 tháng chi phí sinh hoạt, cất riêng vào một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, khác với khoản tiết kiệm dài hạn.
Chưa kiếm tiền hết mình
Một nguồn thu ổn định sẽ giúp bạn duy trì được cuộc sống hằng ngày nhưng không khiến bạn có một khoản tiền dư thừa để tăng tiết kiệm. Thay vì đó, bạn có thể làm thêm một số công việc tay trái vào thời gian rảnh rỗi, hoặc đầu tư kinh doanh như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, bán hàng, tự mở kinh doanh đồ handmade… Tùy theo năng lực tài chính và kiến thức mà bạn có thể các hình thức kiếm tiền cho riêng mình. Càng đa dạng danh mục đầu tư thì các rủi ro càng được giảm thiểu.
Tránh việc đầu tư theo phong trào, trào lưu với mong muốn giàu nhanh, đây thực sự là một quyết định đầy rủi ro. Bạn có thể giàu chỉ sau một đêm nhưng có thể mất tất cả chỉ sau một đêm.
Với những người không thích có nhiều nghề, chỉ muốn tập trung vào nghề chuyên môn của mình thì hoàn toàn có thể học thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao trình độ phục vụ cho công việc, nhờ vậy được thăng tiến trong tương lai. Đây cũng là một cách để tăng lương, tăng thu nhập – đầu tư cho kiến thức.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận