3 "chiếc bẫy" nhà đầu tư chứng khoán thường gặp
Trước những rủi ro rình rập trên thị trường, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty cổ phần chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra 3 "chiếc bẫy" nhà đầu tư thường gặp.
Bẫy đầu tiên tin hoàn vào môi giới và bỏ qua yếu tố cơ bản
Trước cơn sóng đầu cơ cuồn cuộn, tham vọng cổ phiếu tăng bằng lần đã khiến nhà đầu tư quên đi thường quên đi yếu tố cơ bản là tiêu chí hàng đầu để chọn lọc cổ phiếu. Chiếc bẫy đầu tiên nhà đầu tư hay mắc phải là tin hoàn toàn những "room phím hàng" để xuống tiền mà bỏ qua nền tảng nội tại của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt, song nhà đầu tư thường bỏ qua yếu tố dòng tiền âm. Điều đó cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra có thể chỉ là lợi nhuận hoạch toán một giao dịch đột biến hoặc hoạch toán lợi nhuận "ảo" trong sổ sách. Do đó, nhà đầu tư không nên tin hoàn toàn vào môi giới mà nên tự mình tìm hiểu yếu tố cơ bản của doanh nghiệp để "né" được những cổ phiếu rác tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bẫy tăng giá
Đây là chiếc bẫy đánh lừa nhà đầu tư rằng, "đội lái" (nhà đầu tư lớn –PV) đang nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu. Với lợi thế về quy mô vốn, họ liên tục đặt các lệnh mua bán tạo cung cầu ảo nhằm kéo giá cổ phiếu lên cao, đồng thời tung các tin tức tích cực ra thị trường để tạo bối cảnh tích cực và kích thích niềm tin của nhà đầu tư. Khi các tín hiệu tích cực xuất hiện, nhà đầu tư sẽ ồ ạt mua vào với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên cao hơn nữa. Và hệ lụy là giá cổ phiếu liên tục giảm, thậm chí mất thanh khoản dẫn tới nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề.
Bẫy thông tin
Có những thông tin chưa xác thực, thậm chí chỉ là lời đồn đoán trên các diễn đàn, room chat cũng khiến nhà đầu tư FOMO tung tiền mua cổ phiếu. Hàng loạt cổ phiếu lên bằng tin đồn có thể kể đến như SJF khi có thông tin hợp tác với Tập đoàn Hoà Phát hay những mã "họ" Louis cũng lên như diều gặp gió chỉ vì lời hô hào của lãnh đạo.
Đặc biệt, nhà đầu tư còn bị FOMO bởi những thông tin phát hành tăng vốn của doanh nghiệp. Thực tế, mục đích tăng vốn là tốt nhưng nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ việc tăng vốn nhằm mục đích phát triển hoạt động kinh doanh hay đơn thuần chỉ để tái cấu trúc lại các khoản nợ. Nếu mục đích tăng vốn không nhằm đầu tư để thu nguồn lợi nhuận mới mà chỉ để trả nợ cho những khoản đầu tư sai lầm từ quá khứ thì nhà đầu tư cũng nên xem xét.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận