24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thạch Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

2020: Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu?

Năm 2020, có 23 doanh nghiệp hủy niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX, cùng 22 doanh nghiệp ngưng giao dịch trên sàn UPCoM.

Những lý do hủy niêm yết

Có nhiều lý do khiến doanh nghiệp bị hủy niêm yết, trong đó lý do hàng đầu là kinh doanh thua lỗ. Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR), Công trình 6 (CT6) và Sông Đà Cao Cường (SCL) bị lỗ 3 năm liên tiếp (năm 2017, 2018 và 2019). Trong khi đó, Bao bì Nhựa Sài Gòn (SPP) và Cơ khí - Lắp máy Sông Đà (MEC) có lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp tại BCTC hợp nhất kiểm toán 2019.

Lý do tiếp theo khiến doanh nghiệp phải hủy niêm yết là vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Nhiều doanh nghiệp chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp như Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), Tổng CTCP Tư vấn thiết kế Dầu khí (PVE), Khoáng sản Luyện kim màu (KSK), DIC - Đồng Tiến (DID), Sữa Hà Nội (HNM). Hùng Vương (HVG) bị hủy niêm yết trên HOSE do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác.

Một lý do thường gặp nữa là tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến. Cụ thể, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC 2019 của Thương mại Hà Tây (HTT), Landmark Holding (LMH), Đầu tư và Thương mại DIC (DIC), Thép DANA - Ý (DNY), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX); đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC 2018 của Đầu tư HVA (HVA).

Một số doanh nghiệp “chọn” cách hủy niêm yết để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là trưởng hợp của Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC) và Đầu tư và Xây dựng VNECO 9 (VE9).

Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Tuy nhiên, 4 trong số 23 doanh nghiệp hủy niêm yết năm 2020 đã rời hẳn sàn chứng khoán. Trong đó, 3 doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng gồm Phát hành sách và Thiết bị Trường học Hưng Yên (HST), FIDITOUR (FDT) và Dịch vụ Phú Nhuận (MSC). Than Cao Sơn - Vinacomin (TCS) chấm dứt sự tồn tại do hợp nhất.

Doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HOSE năm 2020

2020: Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu?

Doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HNX năm 2020

2020: Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu?

Doanh nghiệp hủy giao dịch trên sàn UPCoM

2020: Doanh nghiệp hủy niêm yết vì đâu?

DNNY cần minh bạch thông tin

Nhìn chung, đa số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không khả quan trước khi hủy niêm yết. Cổ phiếu của hầu hết doanh nghiệp này đều giảm về dưới mệnh giá trước khi chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM.

Để đủ điều kiện niêm yết, doanh nghiệp cần kinh doanh có lãi (theo quy định hiện hành, doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp phải rời sàn), bên cạnh đó cần đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin - một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ minh bạch của doanh nghiệp. Có như vậy, hàng hóa trên sàn mới ngày càng chất lượng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả