2 phương án rút BHXH một lần: Sao cứ loay hoay với bài toán đóng, rút?
Nhiều bạn đọc đề nghị những nhà hoạch định chính sách hãy lắng nghe ý kiến của người lao động. Mong muốn của người lao động là giảm tuổi nghỉ hưu và cách tính lương hưu sao cho hợp lý.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Trong đó, nội dung được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất là quy định về rút BHXH 1 lần.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nêu ra 2 phương án:
Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, NLĐ sẽ được rút BHXH 1 lần.
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Xung quanh 2 phương án này, Báo Người Lao Động có bài viết: "Có nên quy định cứng tuổi nghỉ hưu?" và nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Bạn đọc Võ Thị Kim Phượng bày tỏ: "Rất cảm ơn Báo Người lao động. Tôi cũng rất đồng ý không nên quy định cứng tuổi nghỉ hưu, dù lao động trong hoặc ngoài nhà nước. Cán bộ công chức nhà nước cũng có người rất mệt mỏi mong nghỉ hưu sớm để nhường phần cho lớp sinh viên mới ra trường. Họ chấp nhận nhận lương ít". Bạn đọc Phương Hoa nhận xét: "Thích nhất Báo Người Lao Động vì luôn sát cánh cùng người lao động. Phân tích rất hay, dẫn chứng rất thực tế".
Theo bạn đọc Lý Thoại Hiệp, càng nâng tuổi nghỉ hưu thì người lao động rút 1 lần càng nhiều. Bởi vì không ai đợi nổi khi mất việc ở tuổi 40, đồng thời đồng tiền mất giá khi đợi đến hưu thì tiền hưu trí không được bao nhiêu. "Muốn công bằng với người lao động thì khi họ đã đóng trên 20 năm mà mất việc đồng thời không được rút 1 lần thì BHXH chốt lương hưu ngay thời điểm nhưng không được lãnh, nếu điều chỉnh lương hưu thì sẽ nâng mức lương tương đương trên sổ sách thì người lao động yên tâm làm trên 20 năm, không lo mất giá, để đến tuổi hưu sẽ sống động với lương hưu" – bạn đọc này góp ý. Một bạn đọc tên Khoa cũng ủng hộ ý kiến không nên khống chế tuổi nhận sổ hưu. "Khi người lao động đủ năm đóng BHXH thì nên giải quyết cho họ, còn thiếu tuổi thì trừ % hưởng."- bạn đọc này góp ý. Theo một bạn đọc tên Bình, không nên quy định cứng 60 mà đủ thời gian đóng theo quy định thì được nghỉ hưu, đóng nhiều hưởng nhiều đóng ít hưởng ít, phải công băng với người lao động.
Bạn đọc Đức Long đề xuất: "Nên hạ tuổi nghỉ hưu xuống nam 55, nữ 50 giữ, nguyên năm đóng BHXH là 20 năm, thậm chí 25 năm cũng được, ai nghỉ sớm -%, ai nghỉ đúng tuổi lương sẽ cao hơn". Bạn đọc Vũ Quốc Hậu bày tỏ: "Tôi năm nay 50 tuổi, với 26 năm công tác. Tôi lao động nặng, bị thoái hóa 4 đốt sống, nếu nghỉ sớm thì thiếu hơn 12 năm nữa, rút 1 lần thì không được mà làm tiếp thì sức khỏe không ổn. Cần có chính sách hưu trí phù hợp cho từng đối tượng". Tương tự, bạn đọc Nguyễn Thị Bình đề nghị: "Giảm tuổi nghỉ hưu là hợp lý. Nữ 50 tuổi, nam 55 tuổi.Tôi 50 tuổi đi làm mà thấy mỏi mệt vì ốm đau ,bệnh tật. Sao mà bắt làm nổi đến năm 60 tuổi". Với bạn đọc tên Tuấn, nên cho NLĐ được tự chọn tuổi nghỉ hưu. Nhà nước chỉ nên quy định số năm tối thiểu đóng BHXH (30 hoặc 35) năm.
Nhiều bạn đọc đề nghị những nhà hoạch định chính sách hãy lắng nghe ý kiến của người lao động. Mong muốn của người lao động là giảm tuổi nghỉ hưu và cách tính lương hưu sao cho hợp lý .
Bạn đọc tên Hạng Phan chia sẻ: "Vấn đề chính là giảm tuổi nghỉ hưu thôi, nữ 50 tuổi nam 55 tuổi tham gia bảo hiểm đủ 20 năm trở lên thì giải quyết lương hưu cho họ, có vậy thôi mà luật không chịu sửa, cứ vòng vòng hoài, chốt nhanh phương án này thì không còn tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần. Bạn đọc Nguyễn Đắc Thời đặt câu hỏi: "Nếu muốn người lao động lãnh lương hưu thì tại sao không giảm tuổi nghĩ hưu mà đi giảm năm đóng bảo hiểm mà lại tăng tuổi nghỉ hưu". Bạn đọc guyễn Học phân tích: "Tôi thấy quy định đủ 35 năm công tác và đóng BHXH mới đủ năm công tác và lĩnh 75% lúc về hưu áp dụng cho tất cả các đối tượng là không phù hợp. Với người lao động bình thường, 62 tuổi về hưu thì đủ được 35 năm, người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại 57 tuổi về hưu thì mấy ai đủ 35 năm công tác. Về hưu sớm do công việc và sức khỏe, thiếu năm công tác lại bị trừ 2% 1 năm nên lương hưu thấp. Phải điều chỉnh năm công tác đủ 30 năm là phù hợp với người lao động nặng nhọc độc hại chứ không áp dụng chung 35 năm cho tất cả các đối tượng được.
Tại sao không giữ nguyên như trước 55 và 60, ai giỏi ai có nhu cầu thật sự muốn phục vụ thì kéo dài thêm. Với lao động ngoài nhà nước thống kê dùm cả nước có bao nhiêu doanh nghiệp tuyển người 45 tuổi trở lên và con số 50 tuổi trở lên còn lao động trong doanh nghiệp ...rồi bao nhiêu lao động trong doanh nghiệp 60 tuổi trở lên. Lao động trong nhà nước là con số nhỏ, còn lao động ngoài nhà nước lớn hơn rất nhiều, họ đa số mất việc mất sức lao động từ 45 tuổi do điều kiện lao động khó khăn toàn đứng để làm việc với quạt trần...nóng nực......... nhưng bắt họ chờ 15 năm 20 năm để đến 60 tuổi hay 62 tuổi mới được lĩnh lương hưu, số % còn lại bao nhiêu trượt giá bao nhiêu quan trọng nhất còn sống khỏe để chờ không. Nếu không thay đổi chính sách hiện tại cứ loay hoay đóng rút...thì càng giảm năm đóng càng trẻ hóa rút một lần và sẽ rút rút nữa rút mãi. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận