15 yếu tố đánh giá doanh nghiệp bán lẻ
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là một trong những ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này sẽ ngày càng gay gắt hơn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Vậy bạn có biết các yếu tố nào được sử dụng để đánh giá các doanh nghiệp bán lẻ? Có 15 yếu tố được sử dụng ở đây, bao gồm: 4 yếu tố vĩ mô, 5 yếu tố định tính và 6 chỉ số định lượng.
I. 4 YẾU TỐ VĨ MÔ:
- VN có dân số đứng thứ 14 thế giới với tỷ lệ đô thị hóa cao, mật độ dân số tập trung
- Cơ cấu dân số vàng (60% dân số trong độ tuổi 18-50 là lực lượng lao động và tiêu dùng chính, trong đó 40% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi).
- Thu nhập bình quân đầu người đạt ngưỡng 3000$, tầng lớp trung lưu tăng mạnh, thúc đẩy bùng nổ tiêu dùng
- Mô hình kinh doanh truyền thống ở Việt Nam (chợ cóc, chợ tạm) vẫn chiếm phần lớn, độ phủ hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới đạt 25% (trong khi con số này ở Singapore là 90%, Malaysia 60%, Thailand 34%)
II. 5 YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH:
- Giá trị các doanh nghiệp bán lẻ nằm ở tài sản vô hình (thiết kế cửa hàng, concept bày biện bố trí, chất lượng dịch vụ, uy tín thương hiệu, hệ thống công nghệ quản lý ERP…). Yếu tố này các bạn có thể tự mình trải nghiệm và đánh giá dưới vai trò như một khách hàng.
- Độ phủ rộng quyết định thành công của chuỗi bán lẻ: Khi đạt được về quy mô, độ phủ rộng giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như giảm thiểu rủi ro phụ thuộc địa điểm địa lý, dẫn đến lợi thế đàm phán với nhà cung cấp, nhập được hàng chiết khấu cao (quyết định biên lãi gộp), chiếm dụng được hàng hóa từ nhà cung cấp.
- Các doanh nghiệp bán lẻ với mô hình B2C sẽ không bị phụ thuộc vào 1 vài khách hàng lớn - khoản phải thu thấp do thu tiền ngay - rủi ro nợ xấu là rất thấp.
- Lượng traffic: các bạn cũng nên đi khảo sát 1 vài cửa hàng ở các khu vực khác nhau của doanh nghiệp mà các bác yêu thích để chắc chắn rằng các cửa hàng này vẫn đang ăn nên làm ra với 1 lượng traffic ổn định.
- Lãnh đạo trong ngành bán lẻ phải nhạy bén, liên tục đổi mới mình: Khác với các ngành có rào cản lớn như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông… thì doanh nghiệp chỉ cần xây dựng thương hiệu uy tín rồi duy trì đều đặn chất lượng dịch vụ thì đối với ngành bán lẻ thị hiếu người tiêu dùng liên tục thay đổi bên cạnh đó sẽ luôn có các đối thủ cạnh tranh mới nổi ăn theo thậm chí là công nghệ mang tính thay đổi hành vi khách hàng như thương mại điện tử nên đòi hỏi ban lãnh đạo phải liên tục đổi mới không ngừng.
III. 6 CHỈ SỐ ĐỊNH LƯỢNG:
- Doanh thu trên mỗi cửa hàng: tăng trưởng tổng doanh thu phải đi kèm với tăng trưởng doanh thu trên từng cửa hàng, nếu toàn bộ doanh số tăng lên của chuỗi đều đến từ việc mở mới cửa hàng sẽ khiến công ty rơi vào tình trạng tăng nóng, các cửa hàng không tự xoay sở được dòng tiền và công ty phải đi vay nợ để duy trì hoạt động (Đối với các trang TMĐT thì NĐT cần quan tâm lượng traffic). Nếu doanh thu trên mỗi cửa hàng tăng mạnh thì đó là dấu hiệu DN cần mở rộng chuỗi 1 cách tích cực và ngược lại nếu giảm thì tức khu vực địa lý đó đã được phủ hết đến điểm bão hòa
- Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROE, ROIC): đối với các công ty ít nợ vay, nhiều tiền mặt thì các bác hãy dùng ROE còn với công ty nhiều nợ vay thì dùng ROIC sẽ hợp lý hơn. Tỷ suất ROIC trung bình của các DN niêm yết nằm trong khoảng 12-14% và lợi suất tiền gửi tài khoản đang là 7%. Công ty tốt phải đạt tối thiểu 25%.
- Biên LN ròng: khác với các doanh nghiệp sản xuất hoặc các dịch vụ B2B với chi phí hoạt động không đang kể thì với ngành bán lẻ chi phí opex, giá vốn hay chi phí tài chính đều là các chỉ tiêu đánh giá qtrong và được phản ánh tương đối sát thông qua biên lãi ròng. Nếu cùng 1 phân khúc sản phẩm thì con số biên LN ròng có thể chỉ ra đựoc công ty nào vượt trội hơn
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: Những công ty quản trị HTK tốt, tăng trưởng nhanh, hoặc trên đà phục hồi sau chu kỳ sẽ có tỷ lệ vòng quay HTK cao hơn trung bình ngành và nợ vay giảm dần. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho. Đối với 1 số hãng bán lẻ chu kỳ, nếu vòng quay hàng tồn kho chậm lại đáng kể so với quá khứ thì thường là dấu hiệu đảo chiều. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
- Hệ số vòng quay các khoản phải trả: phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
- Dòng tiền và nợ vay: cho biết dn đang ở trong giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hay đang ở giai đoạn tối ưu hoạt động… Các công ty bán lẻ tuyệt vời thường có dòng tiền tự do dương khổng lồ mỗi năm.
Chúc Qúy Nhà Đầu Tư giao dịch thật thành công, hiệu quả !!!!
Thu Hằng VPS – TEL/ZALO: 0932.915.922
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận