15/11: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
* Dòng tiền rút khỏi cổ phiếu chứng khoán sàn HNX. Thanh khoản sàn HNX cải thiện trong tuần giao dịch 07 - 11/11. Tuy nhiên, dòng tiền lại thoát khỏi nhóm cổ phiếu chứng khoán trên sàn này. Trong đó, APS và SHS bị rút tiền mạnh nhất.
* Tự doanh 14/11: Mua ròng gần 114 tỷ đồng. Phiên 14/11, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 114 tỷ đồng. HPG là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 80 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACV là mã bị bán ròng mạnh nhất (gần 40 tỷ đồng), theo sau là SAB (25.3 tỷ đồng).
* Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, Bộ Tài chính đề nghị các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật và đưa ra một số lưu ý đối với doanh nghiệp phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ và các nhà đầu tư.
* Công ty thành viên Kido thoái vốn khỏi Calofic, dự kiến thu về hơn 2.1 ngàn tỷ đồng. Vocarimex - thành viên của ông lớn thực phẩm Kido (HOSE: KDC) - đã quyết định thoái vốn khỏi Công ty TNHH Calofic và dự kiến thu về hơn 2.1 ngàn tỷ đồng từ thương vụ này.
* Giá cổ phiếu giảm sâu, DGW nói gì?. Trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm hơn 35% trong nửa đầu tháng 11, CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) đã có thông tin cập nhật đến nhà đầu tư về tình hình kinh doanh hiện tại.
* Khối ngoại gom mạnh 6,000 tỷ đồng giữa lúc thị trường rớt mốc 950 điểm. Giữa lúc làn sóng bán tháo đang tiếp diễn, khối ngoại đã trở lại gom cổ phiếu và góp phần ghìm cương đà lao dốc trên thị trường.
* Quỹ thuộc Dragon Capital lỗ 643 tỷ trong 10 tháng đầu năm. Quỹ đầu tư chứng khoán năng động (DCDS) – trực thuộc Dragon Capital – lỗ nặng trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lao dốc.
* Bỏ khung giá đất để giải quyết tắc nghẽn trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Góp ý về vấn đề bỏ khung giá đất, bỏ khung giá quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ, đây là việc rất nên làm theo Nghị quyết số 18 của Trung ương để giải quyết những bất hợp lý, tồn tại lâu nay, làm tắc nghẽn quá trình đền bù giải tỏa. Để thực hiện dự án lớn nhỏ, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có quy định cụ thể về thủ tục, quy trình thực hiện và phương pháp xác định giá quyền sử dụng đất để bỏ khung giá quyền sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, tiện lợi và hiệu quả.
* Kido tạm hoãn chia thưởng cổ phiếu nhưng sẽ phát hành 10 triệu cp ESOP. HĐQT CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) vừa thống nhất thông qua tạm hoãn phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn. Tuy nhiên, Công ty dự kiến phát hành hơn 10 triệu cp ESOP để bổ sung vốn lưu động.
* Trái phiếu doanh nghiệp cần sự ổn định. Khi lượng trái phiếu khổng lồ bắt đầu đáo hạn, các doanh nghiệp lẽ ra cần phải có điều kiện huy động vốn nhiều hơn để tái tài trợ cho nguồn vốn đến hạn này, nhưng các cơ chế kiểm soát lại đang thắt chặt quá mức, làm cho doanh nghiệp gần như không còn đường xoay xở. Khi niềm tin dành cho kênh đầu tư này đang xuống mức thấp nhất, không chỉ việc phát hành ngày càng khó khăn trong việc đáp ứng các quy định, ngay cả nếu đáp ứng được cũng chưa chắc thành công vì người sẵn sàng mua đã không còn dễ dãi như trước.
* Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Gom hàng. Theo thống kê giao dịch tuần 07-11/11/2022, số lượng các giao dịch nội bộ đã bắt đầu tăng trở lại. Không những thế, thị trường cũng ghi nhận nhiều giao dịch với khối lượng lớn hơn so với tuần trước.
* Triển vọng nào dành cho VEA, DHG và GMD?. Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua với VEA nhờ thị trường xe hồi phục, lợi nhuận được chia từ Honda và Toyota gia tăng trong 2022-2023; mua DHG trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sự quan tâm đến các bệnh không truyền nhiễm ngày càng gia tăng; khuyến nghị trung lập GMD dựa trên triển vọng trung và dài hạn đến từ cảng Gemalink và Nam Đình Vũ giai đoạn 2.
* Không thể để người dân bị thu hồi đất thiệt thòi khi giá đền bù không bằng giá thị trường. Góp ý về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng khi thu hồi đất cần đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Không thể để người dân bị thu hồi đất rơi vào thế bị động, thiệt thòi khi giá đền bù không bằng giá thị trường.
* Ngân hàng nào “hái ra tiền” nhiều nhất?. Dù “room” tín dụng bị hạn chế, so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận của các ngân hàng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm nay có sự “bứt tốc” mạnh mẽ.
* Chủ tịch LDG bị bán giải chấp gần 8 triệu cp trong 4 ngày. Ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) - đã bị bán giải chấp cổ phiếu 2 đợt, với số lượng tổng cộng hơn 7.7 triệu cp, trong 4 ngày từ 08-11/11.
* Lãnh đạo cùng cổ đông lớn DIG đã bán giải chấp gần 28 triệu cp. Sau khi bị công ty chứng khoán buộc phải bán giải chấp cổ phiếu, nhiều lãnh đạo và 1 cổ đông lớn của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) đã hoàn tất việc bán giải chấp trong tuần giao dịch 07-11/11/2022.
* VCSC mua lại trước hạn gần 400 tỷ đồng trái phiếu. HĐQT CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI) vừa công bố nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng.
* Bất ngờ về thương vụ 1 vốn 100 lời của Quốc Cường Gia Lai. Sau khi thâu tóm toàn bộ vốn điều lệ tại Công ty TNHH Phú Việt Tín (100% vốn nhà nước) thì Công ty CP Quốc Cường Gia Lai nhanh chóng bán lại cho các doanh nghiệp và cá nhân khác để thu lợi hàng trăm tỷ đồng.
* Doanh nghiệp bất động sản nhà ở ảm đạm sau 9 tháng. 9 tháng đầu năm 2022, ngành bất động sản liên tiếp đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến dòng tiền. Trong bối cảnh chung của ngành không thuận lợi, các doanh nghiệp phát triển bất động sản dân dụng cũng chịu không ít ảnh hưởng, dẫn đến kết quả kinh doanh kém khả quan hơn so với cùng kỳ năm 2021.
* Vấn đề mới của vận tải biển: Dư thừa container. Thiếu container rỗng để đóng hàng hóa là vấn đề nghiêm trọng vào thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 nhưng giờ đây, nền kinh tế toàn cầu lại đang đối mặt với câu chuyện ngược lại là có quá nhiều container không sử dụng.
* Thị trường nhà ở toàn cầu hướng tới đợt điều chỉnh sâu. Với lãi suất vay thế chấp tăng mạnh, thị trường bất động sản toàn cầu, đặc biệt ở các nước phát triển được dự báo sẽ bước vào đợt điều chỉnh “đau đớn” trong năm 2023 khi thu nhập thực tế của các hộ gia đình suy giảm do lạm phát.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận