14 quy tắc đầu tư tài ba của John Templeton
John Templeton là người sáng lập nên tập đoàn Templeton. Ông được ca ngợi là một trong những nhà đầu tư kiệt xuất, được kính trọng bậc nhất trên toàn thế giới.
Quy tắc 1: Tối đa hóa lợi nhuận
Bất luận những hướng dẫn hoặc châm ngôn trong kinh doanh của John Templeton được đưa ra dưới hình thức nào, đầu tư tối đa hóa tổng lợi nhuận luôn là điều cốt yếu đầu tiên và quan trọng nhất. Cách đo lường lợi nhuận đầu tư chính xác nhất là sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, đồng tiền chúng ta bỏ ra đầu tư đã giúp chúng ta thu về được bao nhiêu lợi nhuận.
Quy tắc 2: Đầu tư chứ đừng giao dịch hay đầu cơ
Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm, Templeton tin rằng không thể liên tục tạo ra thành tựu đầu tư vượt trội chỉ bằng cách dựa vào dự đoán giá cổ phiếu biến động ngắn hạn để tìm kiếm lợi nhuận. Theo ông, đầu cơ chỉ tốt hơn đánh bạc một chút, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa khi có một cách đầu tư khoa học hơn. Đầu cơ rất nguy hiểm, không chỉ bởi không thể đoán trước được kết quả, mà còn vì nó không dựa trên bất kỳ nền tảng logic nào, bởi đầu cơ bỏ qua tất cả nguồn gốc và giá trị của mọi thứ.
Quy tắc 3: Duy trì tính linh hoạt.
Theo khái niệm truyền thống, "Nhà đầu tư giá trị" là những nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Chẳng hạn như cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận tài sản cao, tỷ suất P/E thấp….
Cách đầu tư của John Templeton lại hoàn toàn khác. Ông sẵn sàng xem xét bất kỳ phương pháp nào có thể giúp ông nhận biết ra "cổ phiếu giá rẻ". Trong nghiên cứu của mình về các cổ phiếu, ông phát hiện ra rằng có rất nhiều công ty giá rẻ nhưng lại có cả tính giá trị lẫn khả năng sinh lời liên tiếp, ít nhất trong vòng 5 năm.
Quy tắc 4: Mua vào với giá thấp
Câu nói nổi tiếng nhất của John Templeton là: Thời điểm mua vào tốt nhất xảy ra vào thời điểm "bi quan nhất". Điều này không đơn thuần bảo chúng ta ồ ạt mua vào khi giá cổ phiếu đang giảm. Ý của ông ấy là giá cổ phiếu sẽ trở thành khoản khấu hao sau này. Nếu bạn có niềm tin vào giá trị của một cổ phiếu, vậy khi giá cổ phiếu giảm xuống trong biên độ dao động thông thường, bạn nên mua vào.
Quy tắc 5: Chọn lọc cổ phiếu có chất lượng cao trong những cổ phiếu giá rẻ
Cốt lõi trong triết lý đầu tư của John Templeton: Khi đầu tư vào một công ty, quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng vào khả năng tăng trưởng bền vững của công ty đó. Bạn đang mua một lợi nhuận dài hạn, vì vậy nguồn lợi nhuận vừa có thể bồi hoàn lại vừa có thể tiếp tục sinh lời là hai yếu tố tiên quyết.
Quy tắc 6: Không chạy theo đám đông
Một điểm quan trọng khác trong cách đầu tư của Templeton: Thị trường chứng khoán chỉ là một tổ hợp đơn giản mà các công ty niêm yết. Bản thân nó không phải là một thực thể. Ông cho rằng: "Thị trường chứng khoán và kinh tế không phải lúc nào cũng cùng chung một quỹ đạo với nhau. Chứng khoán giảm không có nghĩa là kinh tế đang suy thoái. Chúng ta mua cổ phiếu chứ không phải mua bối cảnh kinh tế hay xu thế thị trường.
Quy tắc 7: Không bỏ hết trứng vào trong một giỏ
John Templeton luôn khẳng định về tầm quan trọng cũng như đề cập những lợi thế của việc xây dựng mô hình đầu tư đa dạng. Đối với ông mà nói, phân tán đầu tư vừa giúp giảm thiểu rủi ro lại còn có thể đa dạng hóa hạng mục đầu tư. Càng ít tự tin vào phương pháp của mình, ta càng nên phân tán đầu tư ra làm nhiều hạng mục.
Quy tắc 8: Nỗ lực tìm tòi học hỏi không ngừng.
Đầu tư rất khó khăn chứ không phải chỉ cần dựa vào "trực giác". Phương châm của Templeton có một câu: "Để trở thành một nhà đầu tư xuất sắc, bạn phải bỏ thời gian đào sâu và nghiên cứu rất nhiều." Các nhà đầu tư phải luôn nỗ lực làm việc không ngừng.
Quy tắc 9: Luôn theo sát mọi hạng mục đầu tư.
Luôn giám sát, theo dõi chặt chẽ các khoản đầu tư của mình thật sự rất quan trọng. Qua quá trình gây dựng sự nghiệp của mình, Templeton đã đúc kết ra một kinh nghiệm: Nếu bạn tìm thấy một cổ phiếu khác rẻ hơn ít nhất 50% so với cổ phiếu bạn hiện có, bạn nên bán ra số cổ phiếu đang có.
Quy tắc 10: Đừng hoảng sợ
John Templeton nói: "Phải bán cổ phiếu ra trước khi mất giá, chứ không phải là đợi mất giá rồi mới bán ra." Nếu bạn từng trải qua một đợt suy giảm thị trường nhanh chóng, nhưng vào thời điểm trước khi thị trường sụp đổ bạn có lý do để giữ lại những cổ phiếu này, vậy thì sau khi thị trường sụp đổ bạn lại càng nên giữ lấy nó. Nếu bạn không thể tìm thấy những cổ phiếu có sức hấp dẫn hơn, vậy thì hãy giữ chắc số vốn hiện có.
Quy tắc 11: Rút ra bài học từ những sai lầm
Phân tích đầu tư là một quá trình không ngừng tìm tòi học hỏi, bởi thế giới xung quanh luôn không ngừng phát triển. Cần phải học cách đánh giá giá trị tuyệt đối của cổ phiếu. Tìm hiểu những kiến thức cần thiết về công ty và xác định xem những điều đó có thể ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận của công ty trong tương lai.
Quy tắc 12: Bắt đầu bằng cầu nguyện
Templeton nói với người viết tiểu sử William Proctor: "Chúng tôi không cầu nguyện cổ phiếu chúng tôi mua ngày hôm qua sẽ tăng giá vào hôm sau, bởi vì nó không có tác dụng. Nhưng chúng tôi cầu nguyện rằng quyết định mà chúng tôi đưa ra hôm nay là sáng suốt."
Quy tắc 13: Thành công là một quá trình không ngừng học hỏi.
John đã từng nhận xét như sau: "Những nhà đầu tư luôn có câu trả lời cho mọi thứ là những người không hiểu được cốt lõi vấn đề". Quá tự tin là phương pháp đầu tư có thể nhanh chóng – hoặc không sớm thì muộn—đem đến những kết quả đáng thất vọng. Nhà đầu tư thông minh luôn hiểu thành công là một quá trình không ngừng tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi mới.
Quy tắc 14: Không có bữa trưa nào miễn phí
Mọi người đều hiểu những lý thuyết đầu tư hiện đại. Nhưng thành thật mà nói, mọi người rất khó dùng lý thuyết này để kiếm ra tiền. Tôi hiếm thấy người nào chỉ cần dựa vào lý thuyết quản lý đầu tư hiện đại có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong thời gian dài.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận