14 doanh nghiệp đầu mối “âm” Quỹ BOG - Đâu là dư địa để điều hành giá xăng dầu?
Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới tăng mạnh. Việc sử dụng Quỹ BOG để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên dư địa của Quỹ BOG hiện không còn nhiều. Đến nay, đã có 14 đầu mối bị âm Quỹ BOG, trong đó, Petrolimex và PVoil có số quỹ âm lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới liên tục tăng cao thời gian gần đây đã tác động không nhỏ tới giá xăng, dầu tại thị trường trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp (DN) đang gặp nhiều khó khăn bởi tác động của dịch Covid-19, đâu là dư địa để điều hành giá xăng, dầu trong nước - khi dự báo khả năng giá dầu thế giới vẫn tiếp tục “leo thang” và có nhiều bất định trong thời gian tới? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết giá dầu thế giới tăng cao tác động như thế nào tới thị trường nhiên liệu trong nước - ở cả góc độ giá cả cũng như nguồn cung?
Tuy nhiên, trong quá trình điều hành giá xăng dầu thời gian qua, Bộ Công Thương cũng luôn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) một cách linh hoạt, hiệu quả để đạt được mục tiêu vừa hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh bình thường mới nhưng cũng phải đảm bảo mục tiêu là kiểm soát lạm phát. Chỉ số CPI trong 9 tháng qua cũng đã tăng với con số có thể nói là thấp, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây là 1,81%.
PV: Theo một số đầu mối kinh doanh xăng dầu, việc liên tục chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời gian qua đã khiến quỹ này còn lại không đáng kể, thậm chí có đầu mối cho biết hiện đã “âm” quỹ… Vậy đâu là dư địa để điều hành giá xăng, dầu để có thể đạt được mục tiêu bình ổn giá mặt hàng thiết yếu, đầu vào quan trọng của nền kinh tế - để vừa hỗ trợ DN và thị trường, vừa góp phần kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm, thưa ông?
Vì vậy, Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có việc dự đoán giá dầu theo xu hướng từ nay đến cuối năm, báo cáo về hiện trạng Quỹ BOG cũng như phân tích các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để kiến nghị những biện pháp để có thể góp phần bình ổn giá xăng dầu, góp phần vào việc hỗ trợ phục hồi sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng.
Theo đó, chúng tôi phân tích, hiện giờ trong cơ cấu giá thành sản phẩm xăng dầu, các loại thuế, phí chiếm khoảng 42% đối với mặt hàng xăng và tỷ lệ này đối mặt hàng dầu là khoảng 24-30%. Vì vậy, ngoài việc sử dụng hiệu quả linh hoạt Quỹ BOG chúng tôi cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính cân nhắc xem xét việc giảm các loại thuế, phí như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường.
Chúng ta biết là thuế bảo vệ môi trường hiện nay đối với mặt hàng nhiên liệu sinh học E5 có thể nói là được tính một cách rất cứng nhắc, cơ học, là bằng 95% thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với xăng RON92. Như vậy,chưa đúng với mục tiêu là bảo vệ môi trường, mà thực tế là nhiều nước khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường thì họ tính theo mức giảm phát thải carbon (mà các nhà khoa học đã chứng minh, kể cả trong nước và quốc tế là độ giảm thải carbon đối với nhiên liệu sinh học khi mà có 5% ethanol thì nó giảm thải so với xăng khoáng là khoảng 60-70%), chúng tôi cũng kiến nghị đặc biệt đối với các loại thuế và thuế bảo vệ môi trường là như vậy.
PV: Nhiều chuyên gia cho rằng, không chỉ giá dầu thế giới sẽ còn tăng và đứng ở mức cao, mà thậm chí có những nghiên cứu cho thấy có cả những lý do dẫn tới khả năng thiếu hụt nguồn cung mặt hàng này… Dưới góc độ quản lý nhà nước, theo ông, Việt Nam cần ứng phó như thế nào trước diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới có nhiều bất định?
Nếu chúng ta nhìn vào yếu tố cầu thì đà phục hồi kinh tế và việc mở cửa trở lại trên thị trường thế giới, nhu cầu đi lại và nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu để phục hồi kinh tế là rất là cao. Đặc biệt là những yếu tố về góc độ địa chính trị hay góc độ về thiên nhiên như: bão liên tục xảy ra ở Vịnh Mexico, hoặc là mùa đông sắp tới - khi các nhà đầu tư, các nhà sản xuất dự báo là ở châu Âu, Bắc bán cầu rất lạnh thì họ cũng tăng việc dự trữ dầu thô lên. Ngoài ra, có những yếu tố khác, như: ở Trung Quốc vừa rồi, việc thiếu điện dẫn đến các nhà máy điện than và điện khí (giá khí cũng tăng gấp 4-5 lần) nên họ cũng chuyển sang dùng dầu… Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc nhu cầu năng lượng, trong đó có mặt hàng dầu thô tăng. Giá dầu Brent có lúc vượt 83 USD/thùng là mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.
Quay trở lại câu chuyện trong nước, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ Công Thương, của ngành Công Thương và lĩnh vực xăng, dầu là phải đảm bảo nguồn cung xăng, dầu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chúng tôi cũng đã trao đổi với các doanh nghiệp đầu mối lớn như Petrolimex và PVoil… và cũng đã chỉ đạo trong mọi hoàn cảnh các doanh nghiệp đầu mối lớn phải có các kế hoạch kịch bản để có đủ dự trữ cũng như có kế hoạch đảm bảo nguồn cung phục vụ cho sản xuất tiêu dùng. Đặc biệt, chúng ta cũng nhìn thấy trong bối cảnh hiện nay ở trong nước cũng có những yếu tố nhất định làm ảnh hưởng tới nguồn cung để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
Đối với hai nhà máy lọc dầu trong nước là Bình Sơn và Nghi Sơn, chúng tôi cũng đã có trao đổi để có kế hoạch trong bối cảnh sắp tới khi mà giá nhiên liệu tăng và hoạt động tái sản xuất trở lại của chúng ta là nhu cầu xăng dầu tăng thì cố gắng làm sao đáp ứng và thực hiện đúng các hợp đồng đã ký đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu để phục vụ xăng, dầu liên tục cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
PV: Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông có khuyến cáo như thế nào tới người tiêu dùng trong việc sử dụng nhiên liệu và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay?
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận