menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Thịnh Lâm

100+ nội dung phải biết khi kinh doanh online (Phần 1)

Nội dung căn bản, chỉ dành cho newbie & người "MẤT GỐC" kiến thức nền để kinh doanh, marketing & bán hàng

1. Business Model Canvas: lập kế hoạch kinh doanh trên 1 trang giấy (nhanh, tinh gọn, tập trung). Gồm 9 yếu tố:

- Phân đoạn khách hàng (Customer Segments): Khách hàng là ai? Họ nghĩ gì, nhìn nhận gì, cảm nhận gì và làm gì?

- Giá trị cung cấp (Value Propositions): Công ty cung cấp những giá trị nào? Tại sao khách hàng mua và sử dụng?

- Kênh phân phối (Distribution Channels): Những giá trị này được quảng bá, bán hàng và giao hàng như thế nào? Tại sao? Có hiệu quả không?

- Quan hệ Khách hàng (Customer Relationship): Bạn đối xử với khách hàng như nào thông qua quá trình giao dịch của họ?

- Luồng doanh thu (Revenue Stream): Công việc kinh doanh này có doanh thu từ giá trị cung cấp như thế nào?

- Các hoạt động chính (Key Activities): Những chiến lược quan trọng nhất để bán những giá trị cung cấp là gì?

- Những nguồn lực chính (Key Resources): Những tài sản và nguồn lực quan trọng nhất mà công ty phải có để tạo ra năng lực cạnh tranh là gì?

- Những Đối tác chính (Key Partners): Những đối tác có liên quan đến cung cấp giá trị của doanh nghiệp bao gồm cả những đối tác cung cấp nguồn lực và thực hiện công việc kinh doanh.

- Cấu trúc chi phí (Cost Structure): Những chi phí chủ yếu của công ty là gì? Chúng có liên quan gì tới doanh thu?

===========

2. Phễu marketing (Marketing funnel). Các giai đoạn của phễu marketing:

- Awareness – Nhận thức

- Interest – Quan tâm

- Desire – Mong muốn

- Action – Hành động mua

Mở rộng: phễu traffic, phễu sản phẩm, phễu bán hàng, phễu trạng thái khách hàng,...

===========

3. 4P, 7P trong Marketing Mix:

- Mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến)

- Mô hình 7P gồm có: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ tiếp thị).

===========

4. Inbound Marketing: (ATP Holdings áp dụng xuyên suốt chiến lược này trong nhiều năm qua)

Là chiến lược thu hút khách hàng bằng việc tạo ra các giá trị hữu ích, thỏa mãn nhu cầu người dùng. Từ đó, khiến khách hàng chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp, bị hấp dẫn bởi thương hiệu và dần trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Những chủ đề chính trong Inbound Marketing:

- Sáng tạo nội dung (Content Creation)

- Tiếp thị theo vòng đời khách hàng (Lifecycle Marketing)

- Cá nhân hóa (Personalization)

- Đa kênh (Multi-channel)

- Xuất bản và chia sẻ đúng nội dung, ở đúng nơi và vào đúng thời điểm.

===========

5. Outbound marketing

Là chiến lược thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc gửi thông điệp tới đám đông. Các kênh truyền thống như Billboard, báo, sự kiện PR, TV… – những kênh mà hiệu quả rất khó để đo lường và thường cho là ‘bỏ thì thiếu mà thêm thì thừa’.

===========

6. USP sản phẩm/USP trong marketing:

USP viết tắt của Unique Selling Point là lợi điểm bán hàng độc nhất. Khái niệm này được dùng nhiều trong lĩnh vực marketing chỉ lợi thế của một sản phẩm hay thương hiệu mà các đối thủ khác không có. Điểm độc đáo này sẽ thu hút khán giả tới sản phẩm của bạn trong muôn vàn lựa chọn khác nhau. Một số ví dụ về USP hay được dùng trên thị trường có thể kể đến như sản phẩm đầu tiên trên thị trường, chất lượng cao nhất, giá cả thấp nhất,...

===========

7. Ma trận SWOT trong kinh doanh:

SWOT là cụm từ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Phân tích SWOT (SWOT analysis) là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc một dự án, dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố nhằm:

- Nâng cao những điểm mạnh

- Cải thiện những điểm yếu

- Hạn chế những nguy cơ

- Tận dụng tốt cơ hội

===========

8. Mô hình AIDA

AIDA là một mô hình phễu Marketing căn bản chứa đựng 4 yếu tố Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát) và Action (Hành động). Đây là 4 nhân tố đã hình thành nên một quy trình chuyển đổi tâm lý của khách hàng trong quá trình mua hàng.

===========

9. 4C trong Marketing

4C trong Marketing bao gồm 4 yếu tố: Customer (khách hàng), Cost (chi phí), Convenience (giao tiếp) và Communication (sự thuận tiện). Cùng với mục đích “kích” sales, trong khi mô hình 4P tập trung chủ yếu vào người bán, mô hình 4C lại tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng.

Mô hình 4C là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn giữ chân được khách hàng qua việc trưng cầu ý kiến và giao tiếp hiệu quả.

===========

10. Mô hình B2B, B2C, C2C

B2B là thuật ngữ viết tắt của Business to Business, gọi là Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp, công ty với nhau. Với mô hình B2B, các doanh nghiệp luôn sở hữu quy trình mua hàng riêng để tiết kiệm chi phí và thời gian. Hơn nữa, với mô hình này còn quản lý dây chuyền cung ứng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Và từ doanh nghiệp đến tay khách hàng.

B2C viết tắt của Business to Customer là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp đến khách hàng. Mọi giao dịch trở nên đơn giản, chỉ cần kết nối mạng Internet, các cá nhân sẽ mua hàng phục vụ mục đích tiêu dùng bình thường. Khách hàng của mô hình B2C chủ yếu là người tiêu dùng cá nhân. Họ có nhu cầu mua sắm trên Internet cho mục đích của mình, nên không phát sinh thêm giao dịch mua bán. Các doanh nghiệp bán hàng cũng không phải tốn công đàm phán giữa 2 bên như mô hình B2B. Bởi vì khách hàng có thể đọc những điều khoản, giá cả của shop, rồi mới quyết định mua hàng.

C2C viết tắt của Customer to Customer, là hình thức kinh doanh người mua và người bán đều là cá nhân.

===========

11. Influencer – Người có sức ảnh hưởng

Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang tạo nên làn sóng trong cộng đồng. Họ có thể là nghệ sĩ, hoặc những người có sức ảnh hưởng nhất định trong ngành nghề, cộng đồng, địa phương họ sống mà sự ảnh hưởng của họ được một số lượng lớn người công nhận.

===========

12. Customer Loyalty – Lòng trung thành của khách hàng

Tổ chức tặng quà hoặc chương trình khuyến mãi cho những khách hàng ghé thăm doanh nghiệp, cửa hàng nhiều lần. Đồng thời có thể triển khai chương trình khách hàng thân thiết, ưu đãi sinh nhật, v.v.

===========

13. Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là hình thức trả tiền cho các nhà tiếp thị bên thứ 3 để quảng cáo sản phẩm của bạn đến khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn. Bên thứ 3 này sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng trên mỗi lần bán hàng thành công.

===========

14. SEO (Search Engine Optimization)

Bất cứ người làm digital marketing nào cũng cần phải có kiến thức về SEO. Đây là một công cụ quan trọng không thể thiếu giúp nội dung của bạn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm và dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của người dùng.

Khi tìm triển khai SEO, marketer cần nắm vững kiến thức cũng như các yếu tố quan trọng của SEO như internal links, backlinks, các heading, title, thẻ meta, hình ảnh, v.v. và quan trọng nhất là nội dung.

===========

15. Storytelling Marketing - Marketing bằng cách kể chuyện

Storytelling là một phương pháp sử dụng lối kể chuyện với nhân vật và cốt truyện, hư cấu hoặc không hư cấu, để truyền tải gián tiếp một thông điệp quảng cáo.

Trái ngược với các loại hình marketing dựa hoàn toàn vào số liệu và dẫn chứng khoa học, storytelling được coi là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các chiến dịch tiếp thị nội dung là bởi nó làm cho nội dung của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

===========

16. Mô hình SMART

Mô hình SMART là công cụ thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:

- Specific (Cụ thể)

- Measurable (có thể Đo lường được)

- Actionable (Tính Khả thi)

- Relevant (Sự Liên quan)

- Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

===========

17. Chiến lược Đại dương xanh

“Đại dương xanh” được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà trong đó không có hoặc có ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cần tìm ra và theo đuổi một thị trường mới mà chưa có doanh nghiệp nào đi theo hoặc sự cạnh tranh không đáng kể.

Ngược lại "đại dương đỏ" chính là thị trường truyền thống, thị trường lớn thông thường đã được khai thác rất sâu và rất lâu, đã bị các đối thủ cạnh tranh lấp đầy. Trong đại dương đỏ, các doanh nghiệp cần tuân thủ và chấp nhận các quy luật cạnh tranh và dè chừng các ranh giới đã được thiết lập.

===========

18. Thời điểm thâm nhập thị trường

Thời điểm thâm nhập thị trường là nguyên lý tối thượng, thuộc về quản trị thời gian. Kinh doanh đúng thời điểm cực kỳ quan trọng, có nghiên cứu, phương pháp theo dõi, đánh giá thời điểm thâm nhập và thời điểm rút lui cũng quan trọng như nhau.

===========

19. Phân khúc khách hàng:

Là một chiến lược tiếp thị dựa trên việc xác định các nhóm nhỏ trong đối tượng mục tiêu để cung cấp các thông điệp, nội dung phù hợp hơn, từ đó hỗ trợ phát triển mối liên kết bền chặt hơn với khách hàng.

Các nhóm nhỏ có thể dựa trên những nhân khẩu học như:

- Vị trí địa lý

- Giới tính

- Tuổi tác

- Dân tộc

- Thu nhập

- Học vấn

===========

20. Năng lực cốt lõi chính:

Là khả năng triển khai hoạt động với sự vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng cũng như hiệu suất, nó thường sẽ là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động, chức năng chính của một doanh nghiệp và cũng ít khi nằm trong một chức năng cụ thể nào đó.

Năng lực đó có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh một cách hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm. Các yếu tố của một chiến lược rõ ràng không tồn tại một cách độc lập và rời rạc mà ngược lại phải đảm bảo có sự liên kết, nhất quán và tương thích lẫn nhau.

===========

21. Pay Per Click (PPC)

Pay per click (PPC) advertising là hình thức quảng cáo trả phí, trong đó marketer hay doanh nghiệp không trả phí cho lượt xem mà trả phí trên mỗi lượt nhấp của người dùng vào quảng cáo của họ. Hiểu đơn giản đó là việc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột.

Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến và hữu ích nhất, giúp thúc đẩy thứ hạng của webiste hay ứng dụng trên công cụ tìm kiếm. Việc đo lường kết quả cũng dễ thực hiện. Google Ads đang là nền tảng phổ biến nhất để cài đặt và triển khai PPC.

===========

22. Mobile Marketing

Mobile là vật bất ly thân đối với rất nhiều người. Càng ngày càng có nhiều hoạt động mà chúng ta có thể làm trên điện thoại mà không cần phải đến nơi trực tiếp. Do đó mobile marketing (tiếp thị qua di động) cũng dần trở nên phổ biến hơn.

Các hình thức mobile marketing hiệu quả và phổ biến điển hình là:

- SMS,

- Push notifications,

- WAP (giao thức ứng dụng không dây),

- App-based marketing (marketing trong ứng dụng),

- Mobile search ads (quảng cáo tìm kiếm di động),

- Sử dụng mã QR code,

- In game mobile marketing (tiếp thị trong trò chơi mobile), v.v.

===========

23. Các công cụ phân tích

Các công cụ phân tích chỉ số giúp cho các nhà Marketing đánh giá được hiệu quả của chiến dịch từ đó tối ưu hóa tốt nhất hiệu quả marketing. Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp bạn theo dõi các chỉ số như Google Analytics, Google Trends,…

===========

24. MÔ HÌNH 3C’S TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING

3C’s Model là một trong những chiến lược Marketing phổ biến đối với các Marketers. Mô hình này dựa trên 3 yếu tố: Khách hàng (Customer), Công ty (Company) và Đối thủ (Competitor) để phát triển một chiến lược Marketing hiệu quả.

===========

25. Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Định vị thương hiệu chính là cách làm nổi bật thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh cũng như cách mà khách hàng xác định và kết nối với thương hiệu của bạn.

===========

26. Lead Nurturing (Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng)

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là quá trình xây dựng và củng cố niềm tin với khách hàng tiềm năng để biến họ thành khách hàng thực sự. Mục tiêu cuối cùng của việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chính là giúp họ có được trải nghiệm độc đáo và quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn. Sau đó, tạo ra sự chuyển đổi.

===========

27. A/B Testing

Quá trình kiểm tra hai biến thể của một yếu tố cụ thể, trong khi giữ mọi thứ khác không đổi. Mục đích, để xác định phiên bản nào tạo ra kết quả lâu dài tốt hơn.

===========

28. Call to Action (CTA)

Một hướng dẫn được đặt trên một trang web, bài viết, whitepaper hoặc infographic mà cộng đồng thiết kế. Mục đích để nhắc người dùng thực hiện một hành động cụ thể phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty.

===========

29. Click-Through Rate (CTR)

Tỷ lệ những người xem một liên kết cụ thể và cuối cùng nhấp vào liên kết đó.

===========

30. Conversion Rate

Tỷ lệ người dùng hoàn thành một hành động trên website của doanh nghiệp. Chẳng hạn như tải xuống một phần nội dung hoặc gửi biểu mẫu liên hệ.

===========

31. Marketing Qualified Lead

Một khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng trở thành khách hàng so với các khách hàng tiềm năng khác, dựa trên hoạt động của mình trước khi chuyển đổi, thường được xác định thông qua tự động hóa tiếp thị.

===========

32. Kinh bang tế thế trong kinh doanh

“Kinh” trong Kinh Bang – Trị nước, “Tế” trong Tế Thế – Giúp đời, là danh từ thuần nguyên ban đầu để nói về hình tượng nhà vua đi vi hành, tuần thú thăm nom đời sống tinh thần và vật chất của dân chúng, của bề tôi, để tìm ra những thiếu sót và tìm cách phát triển góp phần an định xã hội, làm giảm gánh nặng cho dân.

Trong kinh doanh, Kinh bang tế thế được hiểu là "mình phụng sự cộng đồng bằng trách nhiệm bằng trái tim của mình thì cộng đồng mới có cảm tình, mua dịch vụ và sản phẩm của mình chứ không phải phát triển nhờ khuyến mãi đợt này đợt khác" - theo Đặng Lê Nguyên Vũ

33. Seeding

Seeding là một phần không thể thiếu của Digital Marketing. Dịch ra từ tiếng Anh, seeding mang nghĩa “gieo mầm”. Để hiểu đơn giản, nếu coi nội dung bạn muốn truyền đạt là một hạt giống thì nó cần phải có những tác động như gieo, chăm bón,… đến khi có được trái chín.

Nội dung bạn tạo ra phải được phát tán đúng cách để đạt được thành công. Những người làm forum seeding, online seeding cũng được coi là người gieo mầm. Trên mảnh đất màu mỡ Internet, các seeder gieo mầm thông điệp lên các diễn đàn, các website, blog các mạng xã hội, tạo nên dư luận, lôi kéo nhiều người, từ đó truyền tải được thông điệp có lợi cho thương hiệu của họ.

Seeding là một "nghệ thuật"

- Để tạo hiệu ứng đám đông

- Để dẫn dắt dư luận

- Để xử lý khủng hoảng

- Để tăng chuyển đổi mua hàng

- Để có cơ hội xuất hiện nhiều hơn

- ...

Nhưng cũng cần cẩn trọng, seeding có thể trở thành spam nếu quá lạm dụng. Và nếu nội dung "quá lố" khi bị phát hiện cũng có thể gây ra khủng hoảng thương hiệu.

34. Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi là một trong những hiệu ứng trong kinh doanh được nhiều nhà quản lý áp dụng. Cụ thể, doanh nghiệp đưa ra một mồi nhử, hướng khách hàng đến lựa chọn mình mong muốn, mà khách hàng vẫn vui vẻ chấp nhận và đưa ra quyết định như kỳ vọng.

Nghe có vẻ hoang đường nhưng thực tế là vậy. Khi chỉ đối mặt với 2 sự lựa chọn, khách hàng thường tốn rất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định giữa sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn với giá cao và sản phẩm/ dịch vụ kém hơn nhưng có thể tiết kiệm được tiền.

35. Chiến lược định giá – Pricing strategy

Pricing strategy (hay còn được gọi là chiến lược định giá) là một trong những chiến lược cấp cao, quan trọng nhất trong Marketing. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây, là làm sao đẻ xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm / dịch vụ của họ trên thị trường.

Định giá là một trong 4 thành tố quan trọng nhất của Marketing Mix, bao gồm Product (sản phẩm), price (giá cả), place (địa điểm) và promotion (quảng bá). Đây chính là các yếu tố mang tính chất định hướng và quyết định hoạt động Marketing của một thương hiệu.

Một vài chiến lược định giá thương được áp dụng:

- Định giá theo tâm lý

- Định giá theo nhóm sản phẩm

- Định giá tùy chọn

- Định giá bán kèm

- Định giá theo khuyến mãi

- Định giá theo khu vực địa lý

- Định giá sản phẩm vì thương hiệu

- Định giá theo giá trị sản phẩm

- Định giá xâm nhập

- Định giá tiết kiệm

36. Phòng marketing thuê ngoài

Phòng marketing thuê ngoài là giải pháp doanh nghiệp sẽ liên kết với một agency marketing nhằm thực hiện các chiến lược marketing thay thế cho phòng marketing bên trong doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của phòng marketing này, hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ vẫn diễn ra một cách bình thường và liên tục như khi doanh nghiệp có phòng marketing nội bộ.

37. Ai sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

Đây chính là thị trường/khách hàng mục tiêu của bạn. Nghe qua có vẻ hiển nhiên, nhưng có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã bỏ qua vấn đề mấu chốt này. Suy nghĩ thực tế về những câu hỏi sau đây để chắc chắn bạn hiểu được khách hàng của bạn là ai:

- Ai có khả năng muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

- Có bao nhiêu người thích sản phẩm của bạn?

- Họ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của bạn?

- Bạn sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn như thế nào?

38. Chiến lược CRM

CRM là viết tắt của Customer Relationship Management.

Mục đích của chiến lược CRM là tập trung và nâng cao kiến thức về khách hàng và sử dụng kiến thức này để cải thiện và tùy chỉnh các tương tác với khách hàng để giữ chân khách hàng lâu dài với họ.

Các công cụ CRM hiện nay tập trung phần lớn vào việc quản lý các thông tin của khách hàng như: Thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc, các vấn đề khác. Mục tiêu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

39. Top 21 các kênh bán hàng online phổ biến

Kênh bán là nơi màu mỡ, bạn có thể đưa những sản phẩm mình cung cấp đến với khách hàng của mình, hay hiểu một cách đơn giản là kênh bán hàng của bạn. Kênh bán hàng có thể là một số trang như trang cá nhân facebook, livestream, website trên google, các sàn TMĐT,... Những kênh này như là vật trung gian, là phương thức tiếp thị sản phẩm đến gần hơn với cộng đồng người mua hàng.

Top 21 kênh bán hàng phổ biến: tranthinhlam-com/kenh-ban-hang-online

Các yếu tố lựa chọn kênh bán hàng:

- Dựa vào mô hình kinh doanh

- Dựa vào hành vi của khách hàng tiềm năng

- Dựa vào kinh nghiệm & hiểu biết của người kinh doanh với mỗi kênh bán hàng

- Dựa vào vị trí kinh doanh

- ...

Tập trung 1,2 kênh hiệu quả trước, mở rộng sau. Và cũng tránh lan man & sao nhãng nguồn lực khi triển khai đa kênh.

40. (Còn tiếp...)

#Share để lưu lại khi cần. Nếu nhiều ae quan tâm mình sẽ đi tổng hợp tiếp phần 2, phần 3 ạ! @@

===========

Nội dung này mình copy nhiều nguồn chứ không phải tự viết nha!

Tổng hợp bởi: Trần Thịnh Lâm - ATP Holdings

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Trần Thịnh Lâm

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại