24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Đức Bảo Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

10 vũ khí chế tài của Mỹ đối với Trung Quốc, trong đó có biện pháp sử dụng đồng đô la Mỹ

Việc cắt đứt quan hệ Mỹ - Trung khiến Mỹ phải trả một cái giá nhất định ở nhiều phương diện, tuy nhiên đứng trên góc độ tài chính, Trung Quốc hiển nhiên đang phải chịu tổn thất lớn hơn. Đồng USD được coi là cốt lõi trong hệ thống lưu chuyển tài chính toàn cầu, việc Mỹ nắm trong tay hệ thống thanh toán USD chính là công cụ trừng phạt khiến nhiều đối thủ phải e sợ. Hơn nữa, ngoài chiêu bài tiền tệ, Mỹ còn có thể chế tài Trung Quốc bằng nhiều “vũ khí” khác…

Vũ khí nặng đô mà Mỹ dùng để chế tài Trung Quốc: Hệ thống thanh toán USD

Ngày 16/6, Tờ The Wall Street Journal đưa tin: Mỹ thực sự xuống tay chế tài đối với các ngân hàng có vốn đầu tư từ Trung Quốc, khiến họ phải rời bỏ hệ thống thanh toán USD. Năm 2019, 3 ngân hàng (chưa công bố danh tính) có vốn đầu tư của Trung Quốc có khả năng chịu sự trừng phạt của Mỹ, do bị phán quyết đã coi thường tòa án Mỹ. Một bản dự luật được một Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất soạn thảo cũng đang đe dọa trừng phạt đối với những ngân hàng tham dự vào phá hoại quyền tự trị của Hong Kong.

Trung tâm của hệ thống thanh toán USD là Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Gần như tất cả các cơ cấu tài chính đều phải đưa vào SWIFT, và thông qua nền tảng này để thực hiện các giao dịch tài chính với các ngân hàng quốc gia khác. Các tài liệu cho thấy, hệ thống SWIFT đang cung cấp dịch vụ giao dịch cho các khách hàng, doanh nghiệp, hệ thống chứng khoán và hơn 11.000 ngân hàng thuộc hơn 200 quốc gia và khu vực.

Hệ thống thanh toán lượng lớn USD (CHIPS) là một bộ phận rất quan trọng tạo nên SWIFT, là cơ sở để Mỹ khống chế hệ thống thanh toán SWIFT. CHIPS được vận hành bởi công ty thanh toán có vốn đầu tư của 21 ngân hàng Mỹ, liên tục giao dịch thông qua hệ thống SWIFT. Hệ thống này mỗi ngày trung bình có 285.000 giao dịch, với tổng tiền giao dịch lên tới khoảng 1.500 tỷ USD, trung bình mỗi giao dịch khoảng 5 triệu USD. Hầu hết các giao dịch USD toàn cầu đều được thực hiện thông qua hệ thống CHIPS.

Ngân hàng nào muốn tham gia vào nghiệp vụ xuyên quốc gia, thì đều cần phải có một mã SWIFT (SWIFT CODE). Nếu một ngân hàng bị Mỹ “đá” khỏi trung tâm thanh toán, các hệ thống ngân hàng sẽ không thể tìm thấy mã SWIFT của ngân hàng đó, từ đó các giao dịch thanh toán quốc tế sẽ không thể thực hiện được,. Khi không thể dùng USD để giao dịch và thanh toán, cũng chính là không thể hợp tác nghiệp vụ với các ngân hàng tại các nước khác, dẫn tới hệ quả vô cùng nghiêm trọng.

Sau sự kiện 11/9, Mỹ công bố “Luật Ái Quốc”, trong đó có điều khoản 311, trao quyền cho Bộ Tài chính Mỹ có thể đưa bất kỳ thực thể tài chính nước ngoài nào vào danh sách rửa tiền nếu có bằng chứng xác thực. Một khi bị liệt vào danh sách đen, những nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến USD đều sẽ không thể thực hiện được, mà chỉ có thể giao dịch bằng tiền mặt hoặc hàng hóa.

Ví dụ: Ngân hàng Banco Delta Asia tại Ma Cao thực hiện rửa tiền cho Triều Tiên. Ngày 15/9/2005, Mỹ tuyên bố liệt ngân hàng này vào danh sách đen. Tin tức này vừa được truyền ra, dẫn tới việc ồ ạt ngân hàng bị sốc tiền mặt trên quy mô lớn khi 10% tiền mặt gửi trong ngân hàng bị rút ra chỉ trong 1 ngày, dẫn tới nguy cơ về vốn lưu động. Ngân hàng này sau đó bị tiếp quản bởi bộ phận giám sát.

Ngày nay, nếu một ngân hàng nào không thực hiện các nghiệp vụ về đồng USD, không phát sinh mối liên hệ nào với hệ thống tài chính Mỹ, thì ngân hàng đó sẽ phải đối mặt với số phận bị phá sản.

Các vũ khí chế tài khác

Hạn chế người Mỹ đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc chính là một trong những phương pháp chế tài khác của Mỹ, cũng là lĩnh vực khiến dư luận quan tâm. Phương án hạn chế này không những sẽ khiến thị trường đầu tư Trung Quốc chịu đả kích, làm giảm khả năng thu hút đầu tư từ Mỹ, mà còn đánh sập dã tâm đối với thế giới của Trung Quốc.

Gần đây, cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm đã có phát ngôn gây chú ý dư luận.

Trong báo cáo kinh tế thế kỷ 21 ngày 15/6 vừa qua, ông Hoàng Kỳ Phàm - Phó Tổng giám đốc Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc, được Đại học Phúc Đán đặc biệt mời về - đã có một buổi giảng nói về chủ đề “Khuynh hướng kinh tế quốc tế hiện nay” cho lớp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (EMBA) Quảng Châu của trường Đại học Hạ Môn. Quan hệ Mỹ - Trung là vấn đề được ông Hoàng đặc biệt quan tâm. Ông cho rằng: Mỹ có 10 “chiêu bài mang tính sát thương” có thể dùng để thực thi chế tài đối với Trung Quốc.

Ông đề cập đến “Dự luật về thương mại linh hoạt và xúc tiến thương mại năm 2015” mà Mỹ đã thông qua trong năm 2015. Theo đó, một khi Chính phủ và Bộ Tài chính Mỹ xác định một quốc gia nào đó thao túng tỷ giá hối đoái thì Chính phủ Mỹ có thể sử dụng hàng loạt các biện pháp để thực hiện “chiến tranh thương mại, chiến tranh tài chính” đối với các quốc gia đó.

Cụ thể, 10 điều trong dự luật này gồm có:

1. Chính phủ Mỹ có thể yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ đình chỉ các hoạt động thương mại, cũng chính là cắt đứt quan hệ thương mại với quốc gia đó.

2. Không cho phép doanh nghiệp của quốc gia đó làm ăn tại thị trường Mỹ, nếu đã vào thị trường thì cũng sẽ có biện pháp khiến họ ly khai.

3. Không cho phép ngân hàng, công ty bảo hiểm Mỹ thực hiện các nghiệp vụ về vay tiền, bảo hiểm và tài chính với quốc gia đó.

4. Không cho phép sử dụng kỹ thuật công nghệ cao của Mỹ.

5. Không cho phép sử dụng hệ thống SWIFT của ngân hàng Mỹ.

6. Hạn chế học sinh tới Mỹ du học.

7. Lợi dụng nguyên lý quản lý của doanh nghiệp quốc gia đối địch để phạt tiền và gây áp lực với họ.

8. Ủng hộ, khuyến khích các doanh nghiệp của quốc gia đối phương khiến tài sản ngoại hối của quốc gia đó chảy ra nước ngoài.

9. Lợi dụng cơ cấu bình đẳng về cấp bậc của Mỹ để hạ cấp xếp hạng tín dụng quốc tế của quốc gia đó.

10. Sử dụng biện pháp tỉa lông cừu, khiến ngoại hối thay đổi nhanh chóng, tạo thành tổn thất kinh tế cho đối phương.

Hiện tại, Mỹ đã thực hiện một số các biện pháp như: hạn chế du học sinh Trung Quốc, hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc có được kỹ thuật công nghệ Mỹ, hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn thị trường tại Mỹ,...

Ngoại giới đưa ra phán đoán rằng, hàng loạt “vũ khí” chế tài đặc biệt “sắc nhọn” mà Mỹ đang nắm giữ, một khi được tung ra, có thể khiến Trung Quốc không kịp trở tay. Những ngày gần đây, việc Chính phủ Trung Quốc phái Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) tới gặp mặt Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Hawaii cho thấy rõ động thái nhượng bộ xuống nước của Trung Quốc. Không lâu trước đó, Mike Pompeo còn bị Trung Quốc “mắng chửi” thậm tệ là “kẻ thù chung của nhân loại”, vậy mà chẳng mấy chốc chính họ lại vượt qua hàng vạn dặm để gặp gỡ “kẻ địch” ấy, tốc độ thay đổi của Trung Quốc quả khiến người khác phải “ngả mũ thán phục”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phạm Đức Bảo Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả