10 thành phố thân thiện nhất với người đi bộ, Top 1 gây bất ngờ
Nhiều thành phố giàu có đã hạn chế ô tô cá nhân, ưu tiên giao thông công cộng và thậm chí phá bỏ đường ô tô để xây lối đi bộ. Mục tiêu chung của các đô thị này là đảm bảo người dân có thể tiếp cận mọi dịch vụ cần thiết chỉ trong 15 phút đi bộ.
Ngày 2/6, tờ CNN dẫn nghiên cứu của The Economist cho biết, qua khảo sát 850 triệu người từ 794 thành phố trên khắp thế giới cho thấy thu nhập người dân tăng gấp đôi sẽ làm tăng 37% số chuyến đi sử dụng ô tô trên đường, gây ra nỗi ác mộng ùn tắc tại nhiều đô thị.
Mỹ và Canada là hai quốc gia ghi nhận tỷ lệ sử dụng ô tô cá nhân rất cao, chỉ có 4% người đi bộ và 5% đi phương tiện công cộng.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều đất nước giàu có trên thế giới đã thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ người đi bộ song song với việc thu phí, hạn chế ô tô cá nhân.
Dưới đây là 10 thành phố được đánh giá là thân thiện nhất với người đi bộ trên thế giới, trong đó 1 thành phố ở châu Phi đứng vị trí đầu tiên, theo sau là 10 thành phố đều ở châu Âu.
Quemaline (Mozambique) là thành phố lớn có quy mô hơn 300.000 người tại châu Phi, ghi nhận tỷ lệ người dân đi bộ đáng kinh ngạc lên tới 95%, được công nhận là thành phố thân thiện với người đi bộ nhất thế giới.
Xếp sau Quemaline là thành phố Peja. Du khách ghé thăm nơi đây hoàn toàn có thể đi bộ để tham quan toàn bộ kho tàng di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương.
Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là Utrecht (Hà Lan). Chính quyền thành phố đã chủ trương phá hủy hoặc thu hẹp các tuyến đường bộ, mở rộng không gian cho người đi bộ và xe đạp. Ảnh cho thấy các tuyến đường ô tô lớn ở TP Utrecht vào năm 1974, ngày nay đã bị thay thế bởi con sông và các tuyến đường đi bộ.
Nhiều tuyến đường ở TP Utrecht (Hà Lan) cũng bị thu hẹp, trồng thêm nhiều cây xanh và dành đường cho người đi bộ, xe đạp.
Tiếp theo là Shkoder (Albania) và Granollers (Tây Ban Nha). Cả hai thành phố đều ghi nhận tới hơn 72% người dân chọn đi bộ là phương thức di chuyển chính mỗi ngày. Hai thành phố cũng nổi tiếng với các tour đi bộ vãn cảnh thú vị phục vụ khách du lịch ở châu Âu.
Houten (Hà Lan) được quy hoạch thành nhiều phân khu, kết nối với nhau bằng các con đường chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp. Ô tô không được phép đi trong trung tâm thành phố, chỉ có thể di chuyển trên tuyến đường vành đai bao quanh.
Vitoria-Gasteiz (Tây Ban Nha) được coi là hình mẫu chuyển đổi giao thông xanh thành công khi chỉ trong vòng 10 năm, thành phố lột xác từ một đô thị ô nhiễm, tắc nghẽn ô tô thành nơi thân thiện với người đi bộ bậc nhất châu với 67% người dân lựa chọn đi bộ, giành giải Thành phố Xanh châu Âu 2012.
Chính quyền TP Bilbao (Tây Ban Nha) được đánh giá là nơi thiết kế lại cuộc sống tốt đẹp của châu Âu, nhấn mạnh tiêu chí đô thị thân thiện với người đi bộ hàng đầu thế giới. Hiện nay, 66% người dân thành phố đi bộ, số còn lại chủ yếu đi xe đạp và sử dụng giao thông công cộng.
Chính quyền TP Freiburg (Đức) đã biến toàn bộ trung tâm thành phố thành nơi dành riêng cho người đi bộ kể từ năm 1973. Đến nay, thành phố đã mở rộng thêm các tuyến đường đi bộ và tăng cường mạng lưới đường xe đạp.
TP Leon (Tây Ban Nha) cũng được đánh giá là nơi thân thiện với người đi bộ nhất, với phương thức di chuyển đi bộ chiếm 65%.0
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận