10 tâm lý khiến công việc kinh doanh, buôn bán thất bại
Theo nghiên cứu, tâm lý không tốt của doanh nhân chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh sau:
Đầu tiên, đó là tâm lý chỉ muốn kiếm tiền
Mục đích của người làm kinh doanh là kiếm tiền và tâm lí như vậy hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, "muốn kiếm tiền" và "chỉ muốn kiếm tiền" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Những doanh nhân muốn kiếm tiền, họ luôn luôn hiểu rõ thị trường, chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cho mọi thứ và biết cách khôn khéo để kiếm tiền. Cách kinh doanh như vậy mới có cơ hội tồn tại được lâu dài.
Người có tâm lý chỉ muốn kiếm tiền có rất nhiều loại: có người ngay cả kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh cũng không có nhưng lại muốn nhanh chóng trở thành tỷ phú; có người lại muốn "tay không bắt được sói trắng", bỏ ít nhưng muốn được nhiều; có người không chịu nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đã vội vã bước chân vào giới kinh doanh; có những người vì kiếm tiền mà không từ mọi thủ đoạn... Trong đó có thể có người dễ dàng kiếm được tiền ngay lập tức. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác, có lẽ sẽ có rất nhiều người không phù hợp với kiếm tiền bằng nghề này.
Doanh nhân muốn kiếm tiền là đúng, nhưng không thể chỉ muốn kiếm tiền. Ngoài việc kiếm tiền, họ phải có trách nhiệm làm hài lòng người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho đối tác, đồng thời tạo nên giá trị cho xã hội. Cho dù chỉ là một ít cũng nên cống hiến một phần cho đất nước.
Thứ hai, tâm lý thiếu kiên nhẫn
Khi gặp bất lợi trong kinh doanh, họ thường dễ phạm sai lầm này. Tâm lý nôn nóng khiến họ hay đưa ra những quyết định không chính xác và theo cảm tính, đến cuối cùng gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Bạn có thường hay nước đến chân mới nhảy, không chịu chuẩn bị kỹ càng trước khi làm việc gì đó? Không có sự chuẩn bị thì làm sao có thể đạt được thành công như mong muốn?
Nếu đúng như vậy, khi gặp bất cứ vấn đề gì bạn nên bình tĩnh phân tích. Sau khi nghiên cứu rõ ràng rồi hãy đưa ra quyết sách phù hợp.
Thứ ba, tính cách cố chấp
Có nhiều người làm kinh doanh vô cùng cố chấp, cho rằng chỉ có mình đúng còn ý kiến của người khác là sai. Họ không chịu lắng nghe người khác nói, không sẵn sàng tham khảo ý kiến, đề xuất của cấp dưới, đồng thời luôn tự nhận bản thân là nhất, nhân viên chắc chắn sẽ không giỏi bằng mình. Những người có tâm lý như vậy vô cùng đáng sợ.
Bản thân doanh nhân cũng không phải là người có thể nhìn tổng thể hết mọi thứ được. Do đó, họ cần phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân viên; đồng thời thu thập ý kiến và đề xuất của họ, dựa trên kinh nghiệm thị trường đưa ra những sách lược đúng đắn nhất cho doanh nghiệp. Đó mới chính là cách kinh doanh khoa học.
Thứ tư, tính qua quýt sơ sài
Người làm kinh doanh thường có câu cửa miệng: "Qua loa là được rồi!"Người có tính qua quýt, sơ sài thường dễ dàng đánh mất cơ hội kinh doanh của chính mình.
Thứ năm, tâm lý áp lực
Nhiều người khi tham gia kinh doanh đều cảm thấy vô cùng áp lực, cho rằng việc kinh doanh càng ngày càng khó khăn.
Nếu nhà kinh doanh ngày nào cũng cảm thấy áp lực, cho rằng đó là công việc vất vả và cực nhọc, thay vì tìm cách nghĩ ra chiến lược hay, họ sẽ nhanh chóng mất đi niềm tin và thất bại.
Người kinh doanh không nên than vãn về áp lực kinh doanh, thay vào đó hãy nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc của việc kiếm được tiền. Nếu có thể hoán đổi tư duy, biến đau khổ trở thành hạnh phúc, vậy họ nhất định sẽ tràn đầy niềm tin và dễ dàng bước đến thành công.
Thứ sáu, tính chi li tính toán
Một số doanh nhân luôn thích tính toán chi li, cho rằng muốn giàu phải tích góp từng chút một. Điều này không hề sai. Bạn không thể vì kinh doanh nhỏ mà không làm, cũng không thể từ bỏ chỉ vì lợi nhuận thấp.
Thứ bảy, tâm lý trì hoãn
Có một câu mà người kinh doanh rất hay nói, đó là "Lúc khác rồi nói". Đây chính là biểu hiện của tâm lý trì hoãn. Trong công việc, có những thứ nên kéo dài hãy kéo dài, không thể vội. Tuy nhiên có những việc không thể trì hoãn, bởi nếu làm vậy bạn sẽ rất dễ mất đi cơ hội kinh doanh của mình.
Thứ tám, tính cách khoe khoang, "nói phét"
Có những người rất thích khoe khoang, đồng thời phóng đại hình ảnh và sản phẩm công ty mình lên. Người kinh doanh thông minh sẽ biết rõ chừng mực, phóng đại có mức độ phù hợp.
Thứ chín, tâm lý bắt chước và làm theo
Cách mà người làm kinh doanh học hỏi từ những người đi trước là rất cần thiết, dù sao năng lực của bản thân cũng có hạn. Tuy nhiên nếu muốn có được thành công lớn hơn, bạn phải có sự đổi mới và sáng tạo. Nếu không sẽ không thể tạo nên được sự khác biệt và đặc sắc. Và như vậy con đường đi đến thành công càng trở nên khó khăn hơn.
Cuối cùng, đó là tâm lý đùn đẩy trách nhiệm
Đùn đẩy trách nhiệm xuống nhân viên, đó là sai. Nhân viên làm không tốt, người chịu trách nhiệm đầu tiên chính là sếp. Liệu sếp có phải là tấm gương cho nhân viên? Sếp có truyền cảm hứng cho nhân viên, có thường yêu cầu khắt khe với họ hay không? Sếp có tổ chức đào tạo kỹ năng cho cấp dưới hay không... Do vậy, khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, người doanh nhân luôn phải soi lại bản thân trước tiên, tự tìm ra sai sót và sửa đổi. Như vậy mới có thể có được sự tín nhiệm cũng như tin tưởng của nhân viên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận